Hỗ Trợ Từ 30.000 Đến 38.000 Đồng/kg Đối Với Heo Bị Tiêu Hủy
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mức hỗ trợ cho các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy là 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, hươu, nai. Đối với heo, hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi là heo con, heo thịt; 30.000 đồng/kg hơi đối với heo nái và heo đực giống. Đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), hỗ trợ 35.000 đồng/con cho gia cầm có trọng lượng hơn 1 kg/con; hỗ trợ 25.000 đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng từ 0,2 kg đến 1 kg/con; hỗ trợ 10.000 đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng dưới 0,2 kg.
Cũng theo quy định này, người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin được hỗ trợ mức bình quân cho một mũi tiêm/lần như sau: Đối với heo, dê, cừu là 2.000 đồng/con/mũi tiêm; đối với trâu, bò, hươu, nai là 4.000 đồng/con/mũi tiêm; đối với gia cầm là 200 đồng/con/mũi tiêm. Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống do địa phương quản lý được hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm trong thời gian có dịch do không tiêu thụ được sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Những tháng đầu năm 2015, giá cá tra có chuyển biến tích cực, dao động từ 23.000 - 24.000đ/kg, đảm bảo người nuôi có lãi. Diện tích thu hoạch cá tra 6 tháng đầu năm đạt 674 ha, tăng 2,5%, sản lượng đạt 130.342 tấn, tăng 5,2% so cùng kỳ. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5 năm 2015, giá cá tra nguyên liệu đột ngột giảm giảm, hiện chỉ còn từ 20.000 - 21.000 đ/kg, làm cho người nuôi cá tra lo lắng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1.097 héc- ta (tăng 7,2% so cùng kỳ); thu hoạch 163.898 tấn (tăng 5,2% so cùng kỳ).
Hồ thủy điện Hòa Bình (hồ sông Đà) địa phận tỉnh ta có diện tích mặt nước 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai những giải pháp cụ thể, tạo “cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng hồ phát triển nghề cá theo hướng sản xuất hàng hóa.
Những năm gần đây, người dân xã Duy Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã biết tận dụng mặt nước của sông Kiến Giang chảy qua địa phương để phát triển nghề nuôi cá lồng. Nghề nuôi cá lồng tuy mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống...
Ngày 25-6, Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc tại TP Cần Thơ (KVIP), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Quốc gia Pukyong Hàn Quốc, Công ty KBOR (Hàn Quốc) phối hợp tổ chức Hội thảo báo cáo sơ bộ việc nuôi thử nghiệm cá rô phi trong ao tại TP Cần Thơ, đồng thời thảo luận về giải pháp xúc tiến canh tác và kinh doanh thương phẩm cá rô phi tại ĐBSCL.