Xuất Hiện Chủng Virus Cúm Gia Cầm Mới

Đối với chủng virus cúm gia cầm mới H7N9 hiện tại chưa có vaccine phòng chống.
Tại cuộc họp diễn ra chiều 2/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết: Virus cúm gia cầm đã xuất hiện chủng mới H7N9 gây tử vong 2 người ở Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta qua đường gia cầm nhập lậu.
Tại cuộc họp, các thành viên ban chỉ đạo cho biết, theo xác nhận của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc, nước này đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm chủng mới H7N9 tại thành phố Thượng Hải và tỉnh An Huy, trong đó đã có 2 trường hợp tử vong. Đây là những ca bệnh đầu tiên trên thế giới nhiễm chủng virus mới này.
Theo đại diện Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, ngay sau khi có thông tin về các điểm tập kết và buôn bán gia cầm giáp biên giới ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, cục đã có văn bản yêu cầu Chi cục quản lý thị trường các địa phương kiểm tra rà soát chấn chỉnh tình trạng này….
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cũng cảnh báo, virus cúm gia cầm H7N9 đã xuất hiện tại thành phố Thượng Hải và tỉnh An Huy của Trung Quốc với 3 người nhiễm virus cúm. Đây là những ca bệnh đầu tiên trên thế giới nhiễm chủng virus cúm mới này và đã có 2 trường hợp tử vong.
Đối với chủng virus cúm gia cầm mới H7N9 hiện tại chưa có vaccine phòng chống.
Về phòng chống dịch lợn tai xanh đang có chiều hướng lây lan tại các tỉnh Bắc Trung bộ, các thành viên ban chỉ đạo cho rằng, quan trọng nhất trong phòng chống dịch hiện nay là các địa phương nhất là những địa bàn trọng điểm chăn nuôi lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và ĐBSCL cần tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, kiểm dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, ngăn chặn dịch lợn tai xanh xâm nhập vào địa bàn.
Hiện cả nước còn 3 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tái phát dịch lợn tai xanh. Dịch lở mồm long móng trên gia súc tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Ninh chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Công ty TNHH Hải đảo Lý Sơn cho hay, đơn vị đã ký hợp đồng với hệ thống Siêu thị Big C để phân phối đặc sản tỏi ngồng trên hệ thống siêu thị này và mở 3 cửa hàng bán lẻ khác. Tại Quảng Ngãi, 1 cửa hàng vừa mới khai trương tại số nhà 270 đường Phan Bội Châu, TP. Quảng Ngãi.