Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

UBND Tỉnh Long An Yêu Cầu Không Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

UBND Tỉnh Long An Yêu Cầu Không Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt
Publish date: Tuesday. July 1st, 2014

Để đảm bảo phát triển nuôi tôm chân trắng trong thời gian tới đúng theo quy hoạch, hiệu quả và phát triển bền vững, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản không chủ trương nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.

Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.

UBND tỉnh yêu cầu theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020 của các địa phương; Phối hợp với các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân nuôi tôm thực hiện theo quy hoạch. Đồng thời kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về nuôi tôm nước lợ không theo quy hoạch.

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ảnh hưởng của việc nuôi tôm chân trắng vùng nước ngọt về những tác hại của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã, phường tuyên truyền, vận động để người dân nắm được những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vi phạm nuôi tôm chân trắng và không cho người dân tự ý thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.

Theo kết quả nghiên cứu của trong, ngoài nước đặc biệt là kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm của Thái Lan khi đưa tôm chân trắng vào nuôi trong nước ngọt từ những năm 1990, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và người dân đều thấy được những tồn tại bất cập khi đưa tôm chân trắng vào nuôi trong vùng nước ngọt.

Năng suất, sản lượng, chất lượng tôm chân trắng thương phẩm nuôi trong nước ngọt kém hơn so với nuôi nước lợ, giá bán thấp hơn, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định người nuôi có nguy cơ không tiêu thụ được sản phẩm và thua lỗ,…

Cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm không phù hợp và người dân chưa có kinh nghiệm nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, chi phí đầu tư trong quá trình nuôi cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm và khó kiểm soát dẫn đến rủi ro lớn cho người dân. Các mầm bệnh mới từ tôm chân trắng có thể lây lan cho các đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh hay các loài thủy sản khác.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Long An, hiện có khoảng 6.000 ha nuôi tôm nước lợ, tập trung chủ yếu tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Trong năm 2014, diện tích thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt ước khoảng 200 ha (Cần Đước: 40 ha, Cần Giuộc: 40 ha, Châu Thành: 60 ha, Tân Trụ: 60 ha). Hiện nay, bắt đầu phát triển nuôi TCT tại các huyện Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng...


Related news

Cây Mè Đen Trên Nền Đất Lúa Mang Lại Lợi Nhuận Cao Cây Mè Đen Trên Nền Đất Lúa Mang Lại Lợi Nhuận Cao

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

Wednesday. July 23rd, 2014
Trồng Dưa Leo, Khổ Qua Cho Thu Nhập Cao Trồng Dưa Leo, Khổ Qua Cho Thu Nhập Cao

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Wednesday. July 23rd, 2014
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Giòn Ở Nam Tân Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Giòn Ở Nam Tân

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

Monday. December 8th, 2014
200 Ha Chuối Ở Tuy An (Phú Yên) Bị Nhiễm Bệnh 200 Ha Chuối Ở Tuy An (Phú Yên) Bị Nhiễm Bệnh

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Wednesday. July 23rd, 2014
Bắc Giang Thu Hơn 2 Nghìn Tỷ Đồng Từ Vải Thiều Bắc Giang Thu Hơn 2 Nghìn Tỷ Đồng Từ Vải Thiều

Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2014 đã kết thúc. Theo tổng hợp của ngành chức năng, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 191 nghìn tấn, tăng hơn 60 nghìn tấn so với năm 2013.

Wednesday. July 23rd, 2014