Trứng vịt muối sang Brunei

Một dây chuyền sơ chế trứng gia cầm ở Cty Vietfarm
Đầu tháng 11 này, sau khi đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và có chứng chỉ Halal (là chứng chỉ xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamia (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất), Cty TNHH Trại Việt (Vietfarm) đã XK lô hàng trứng muối đầu tiên sang Brunei.
Đây là lần đầu tiên trứng vịt muối của Việt Nam thâm nhập được vào thị trường này.
Ông Đàm Văn Hoạt, TGĐ Vietfarm, cho biết, lô trứng vịt muối nói trên có tổng cộng 120.000 quả, sẽ được nhà nhập khẩu đưa vào bán tại các hệ thống siêu thị ở Brunei.
Dự kiến trong thời gian tới, mỗi tháng, Vietfarm có thể tiến hành XK sang Brunei 2 - 3 container trứng vịt muối (mỗi công 120.000 quả).
Song song với việc XK trứng vịt muối sang Brunei, Vietfarm cũng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục cần thiết để nối lại việc XK trứng vịt muối sang Singapore.
Trong thời gian qua, nhằm đáp ứng các yêu cầu của Singapore về ATTP (không tồn dư hóa chất, kháng sinh) và an toàn dịch bệnh, Vietfarm đã liên kết với nhiều trang trại nuôi vịt đẻ cùng xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, sử dụng kháng sinh đúng cách…
Đến thời điểm này, Vietfarm đã được cơ quan chức năng Singapore đánh giá xong về nhà máy, hồ sơ và chỉ còn chờ ngành Thú y Việt Nam đánh giá, cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh cho mấy trang trại nuôi vịt lấy trứng liên kết với Cty.
Dự kiến khoảng 1 tháng nữa, thủ tục này sẽ hoàn tất và Vietfarm sẽ tiến hành ngay việc XK trứng vịt muối sang Singapore.
Vietfarm có thể thực hiện XK trứng vịt muối sang Singapore và Brunei với số lượng khoảng 5 container/tuần.
Sau khi trở lại được thị trường Singapore, Vietfarm sẽ xúc tiến việc XK trứng vịt muối sang Malaysia và một số nước khác.
Có thể bạn quan tâm

Số lượng đàn gia súc của tỉnh Yên Bái liên tục giảm qua từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là do bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn cho đàn gia súc hạn chế. Vì vậy, muốn tăng đàn, phát triển chăn nuôi, trước mắt cần khắc phục tình trạng thiếu bãi chăn thả.

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.