Huyện Trần Đề Chuẩn Bị Tốt Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Tính đến đầu tháng 11 này, nông dân huyện Trần Đề đã xuống giống hơn 16.000 ha lúa đông xuân, đạt trên 70 % diện tích toàn huyện, với các giống lúa chủ lực là: OM 4900, OM 6976 và ST5.
Trung tâm giống của tỉnh đã hỗ trợ sản xuất thí điểm khoảng 60 ha giống lúa nguyên chủng ST5 và OM 4900. Đối với các diện tích lúa đặc sản, cánh đồng mẫu, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ông Sơn Vinh, nông dân ở xã Đại Ân 2 cho biết: “Thường nông dân mình làm giống OM 6976 và 4900 vì giống này năng suất cao, hợp với đất và bán ra được giá cao hơn”.
Ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch UBND xã Đại Ân 2 nói: “Hiện tại nguồn nước được đảm bảo, khuyến cáo nông dân sạ theo khung lịch thời vụ, chọn giống có chất lượng để cho năng suất cao”. Đây là vụ lúa chính trong năm, cho năng suất, sản lượng cao, nên nông dân chuẩn bị khá chu đáo từ khâu làm đất, đến chọn giống, tuân thủ lịch thời vụ để né rầy, hiện các trà lúa đang phát triển tốt. Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hướng dẫn nông dân cách làm đất, chọn giống, chăm sóc lúa, theo dõi chặt chẽ dịch hại để phòng trị kịp thời.
Ông Chung Bĩnh Phước, Trưởng Trạm BVTV huyện Trần Đề cho biết: “Hiện tại trạm cũng thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại để thông báo cho nông dân, bên cạnh đó tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác và một số biện pháp phòng trừ dịch hại trong vụ lúa đông xuân này”.
Với sự quan tâm của ngành chức năng, chính quyền địa phương, cùng trình độ sản xuất của nông dân ngày càng được nâng lên sẽ giúp nông dân Trần Đề có 1 vụ mùa thắng lợi.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2525&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.

Theo ông Thanh, hiện nay bò là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá cả tương đối ổn định nên ít gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi. Các giống bò được nuôi phổ biến ở Tư Nghĩa trong những năm qua chủ yếu là bò vàng địa phương, bò lai sind và bò lai Zêbu. Trong đó, giống bò lai sind đã được người dân lựa chọn nuôi ngày một nhiều với quy mô hộ gia đình, trang trại, chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp.

Tuy nhiên, do mức giảm còn khiêm tốn nên nhìn chung giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn còn ở mức cao. Tại TP Cần Thơ, hiện giá nhiều loại thức ăn gia súc, gia cầm (loại hỗn hợp dạng viên) của nhiều hãng như: Con cò, Hi-Gro, Cargill... từ 260.000 - 290.000 đồng/bao 25kg; thức ăn đậm đặc dạng cám (loại 35 - 46% đạm) ở mức 450.000 - 500.000 đồng/bao 25kg.

Ðến đất Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bây giờ, tôi dễ dàng cảm nhận ngay màu xanh mướt của những vườn tiêu. Màu xanh của những vườn tiêu ở đây thật dễ chịu. Có ấn tượng này là bởi ngày xưa, có nhà báo đàn anh, nhiều lần than thở chuyện “mặn ngọt vùng đất chua” khi nhắc về Hoài Hảo.