Mô Hình Nuôi Lươn Trong Bể Bạt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2014, toàn xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 57 hộ nuôi lươn trong bể bạt, với tổng số 131 bể, ước tổng sản lượng con giống trên 2.300kg. Sau hơn 6 tháng thả nuôi, đến thời điểm này cơ bản các hộ nuôi đã thu hoạch dứt điểm.
Theo các hộ nuôi, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời có sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của ngành chức năng nên trong quá trình nuôi gặp nhiều thuận lợi như: lươn ít bệnh, phát triển tốt, đạt trọng lượng. Ước tổng sản lượng lươn thương phẩm thu hoạch được trên 14.300kg, với giá bán 125.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, đa phần các hộ nuôi điều có lợi nhuận từ 10 - 50 triệu đồng; một số hộ không đạt lợi nhuận, chủ yếu do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, mua lươn giống trôi nổi nên hao hụt nhiều, chưa có sự đầu tư đúng mức,...
Nhằm giúp cho các hộ nuôi đạt thắng lợi trong thời gian tới, ngành chức năng thị xã đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực như: tăng cường mở lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lươn cho dân, thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn theo dõi tình hình dịch bệnh để có hướng hỗ người nuôi phòng trị kịp thời. Được biết ngành chức năng thị xã đang thực hiện quy trình lai tạo lươn giống để cung cấp cho các hộ nuôi giống đạt chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.

Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.

Hầu hết các nước có tốc độ phát triển nhanh nhiều năm qua đều là những nước đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn.