Thông Tin Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân 2014-2015
Vụ lúa đông xuân 2014-2015 bà con nông dân Sóc Trăng đã gieo sạ hơn 90.000 ha, chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, một phần chuyển sang làm đòng. Theo ghi nhận của chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong tuần qua diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.
Trên lúa đông xuân: Rầy nâu xuất hiện trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến trổ bông là 308 ha. Nhiều nhất là ở Mỹ Tú 170 ha, Long Phú 56 ha, Kế Sách 40 ha. Mật số phổ biến 1.000 con 1m2, có 6 ha bị nhiễm với mật số 5.000 con 1m2, trên giống PC10, OM 4218.
Sâu cuốn lá đang lây nhiễm trên 1.220 ha, tăng 437 ha so tuần trước, mật số phổ biến 20 con 1m2, có 175 ha bị nhiễm với mật số 40 con 1m2. Nhiều nhất là ở huyện Long Phú 583 ha, Mỹ Tú 200 ha, Kế Sách 180 ha, Thạnh Trị 172 ha.
Bệnh đạo ôn lá tiếp tục gia tăng với diện tích lây nhiễm 3.472 ha, tăng 627 ha so tuần trước. Tỉ lệ bệnh phổ biến là 5% đến 10% lá, trong đó 20 ha nhiễm 20% đến 25% lá trên giống OM 4900, ST5. Bệnh xuất hiện hầu hết trên các trà lúa ở các huyện, thành phố, nhiều nhất là Long Phú 812 ha, Châu Thành 669 ha, Kế Sách 509 ha, Thạnh Trị 428 ha, TP Sóc Trăng 334ha.
Bệnh cháy bìa lá lây nhiễm trên 539 ha, tỉ lệ nhiễm phổ biến là 10% đến 20% lá, có 134 ha bị nhiễm 40% lá, chủ yếu ở 2 huyện Long Phú 368 ha, Châu Thành 170 ha.
Trên trà lúa Đông Xuân 2014 - 2015 còn xuất hiện sâu bệnh đáng chú ý là: Sâu đục thân 725 ha, đốm vằn 92 ha, vàng lá chín sớm 79 ha, lem lép hạt 229 ha.
Nông dân Sóc Trăng tiếp tục xuống giống lúa đông xuân và mùa 1 vụ còn lại theo kế hoạch, bên cạnh đó, chăm sóc tốt trà lúa đã gieo sạ. Theo dự báo của cơ quan chuyên ngành, những ngày tới, mưa tiếp tục giảm, nắng nóng là nền thời tiết chủ yếu, độ ẩm không khí tăng cao, có khả năng sâu bệnh sẽ bộc phát mạnh. Vì vậy bà con nông dân cần lưu ý:
Ngoài đồng rầy nâu phổ biến ở tuổi 1, tuổi 2, một số nơi vẫn còn rầy trưởng thành và một số ít rầy mang trứng. Trong tuần tới có khả năng rầy nâu sẽ tiếp tục nở và gây hại trên các trà lúa Đông Xuân và Mùa 1 vụ. Bà con cần chủ động phòng trừ, đối với diện tích chuẩn bị xuống giống, bà con cần phải:
Làm đất kỹ, đánh các rãnh thoát nước trên ruộng.
Diệt trừ cỏ dại và lúa cỏ.
Diệt trừ ốc bươu vàng.
Sử dụng giống lúa cấp xác nhận, ít bị nhiễm sâu bệnh.
Nếu có điều kiện nên xử lý giống lúa bằng thuốc chuyên dùng để ngăn ngừa rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và tăng cường sức khỏe hạt giống.
Hiện nay, sáng sớm có nhiều sương mù, biên độ nhiệt ngày và đêm cao nên bệnh đạo ôn có khả năng sẽ phát triển và gây hại nặng, nhất là trên những ruộng sạ dày, sử dụng giống nhiễm, bón thừa phân đạm. Do đó, bà con cần thăm đồng thường xuyên, phun thuốc đặc trị khi vết bệnh đạo ôn chớm xuất hiện. Nông dân Nguyễn Văn Khánh, ở xã Liêu Tú, huyện Trần Đề cho biết: “Tôi có 30 công ruộng.
Hằng năm, tôi làm giống lúa thơm. Đặc tính của giống lúa này là hay bị nhiễm đạo ôn nên tôi thăm đồng thường xuyên. Vừa phát hiện chấm kim tôi sử dụng Filia liều lượng 25cc/1 bình 16l, phun 2 bình cho 1000m2. Hai ba ngày sau tôi kiểm tra thì thấy vết bệnh đạo ôn khô hẳn hoàn toàn. Đối với trường hợp phát hiện trễ, vết bệnh thành hình mắt én, tôi vẫn sử dụng Filia nhưng tăng lên 3 bình. Ba ngày sau tôi thấy vết bệnh khỏi hoàn toàn. Filia giúp cứng cây, đứng lá”.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2560&keycon=26&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm
Như vậy, tổng lượng thủy sản cao cấp Cần Thơ đã xuất khẩu sang các thị trường nói trên từ đầu năm đến nay được 55.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng đã xuất, nhiều gần gấp đôi so với năm ngoái, góp phần nâng tổng kim ngạch thủy sản đạt gần 500 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ.
Với số lượng 400 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp-Thương mại Tây Nguyên năm 2014 với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa đã hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của các tỉnh, làng nghề.
Mô hình được hộ ông Phạm Văn Tuyến thực hiện trên diện tích 0,2 ha. Thực hiện mô hình này, ngày 4/6, ông Tuyến đã thả 6000 con cá giống, loại 60 con/kg. Đến nay, tỷ lệ cá nuôi sống đạt 85%, trọng lượng bình quân 0,5 kg/con. Qua tính toán với diện tích mặt nước 0,2 ha, sản lượng cá thu hoạch được là 2.550 kg.
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.