Trúng Mùa Chuối, Nông Dân Phấn Khởi

Người dân ở các xã miền núi thuộc 2 huyện Tuy An, Sơn Hòa (Phú Yên) phấn khởi vì năm nay chuối được mùa, được giá. Từ loại nông sản đặc trưng trồng ở vùng gò đồi, vườn rẫy này mang lại cho người dân vùng núi một cái tết vui.
Xã An Lĩnh có địa hình gò đồi, nhiều dốc cao phù hợp trồng chuối, hộ nào trồng ít nhất cũng có gần trăm cây chuối; chuối trải một màu xanh từ vườn nhà đến rẫy. Bà Nguyễn Thị Thắm, một người dân ở xã An Lĩnh cho hay: “Tết năm nay bà con vùng này trúng chuối vì được mùa, được giá nên mọi chi tiêu trong gia đình từ cây chuối mà ra”.
Vườn chuối của bà Thắm rộng gần 3 sào, Tết Giáp Ngọ này thu hoạch trên 10 triệu đồng. “Thu nhập từ chuối của gia đình tôi bình thường trong xóm, so với nhiều người trồng 10 sào trở lên, thu từ 30 đến 40 triệu đồng tiền chuối”, bà Thắm nói.
Người dân ở xã An Xuân (Tuy An) chủ yếu trồng chuối bán dịp tết. Năm nay, chuối được mùa, giá bán khá cao, một buồng chuối 10 nải bán được gần 300.000 đồng, cao gấp đôi so với năm ngoái. Ông Nguyễn Lý, một người trồng chuối ở xã An Xuân cho hay:
Đầu tháng Chạp, nhiều thương lái đến từng nhà đặt cọc tiền mua chuối. Gần tết, cảnh mua bán chuối diễn ra tấp nập, xóm làng vui hẳn lên. Đất sản xuất ở đây chủ yếu là đất đá pha sỏi nên người dân tập trung trồng chuối là chính. Năm nay chuối được giá nên bà con ở đây rất vui vì có tiền để mua sắm tết.
Những ngày giáp tết vừa qua, tại chợ Hòa Đa, xã An Mỹ (Tuy An), người mua người bán chuối tấp nập, từng “núi chuối” được các thương lái gom lại chờ xe đến chở. Hầu hết chuối ở đây được thu mua từ xã Sơn Long, Sơn Định (Sơn Hòa). Mỗi ngày tại chợ Hòa Đa có gần 2 tấn chuối.
Bà Trần Thị Thu ở xã Sơn Long cho biết: “Năm nay chuối được giá, không chỉ chuối trái mà cả bắp chuối, lá chuối. Gia đình tôi bán chuối gần 8 triệu đồng, cao gấp đôi năm ngoái. Chuối được giá, bà con sắm sửa tết đầy đủ, nhà nào cũng có quất, mai chưng tết”.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Toàn tỉnh có khoảng 3.250ha chuối, sản lượng ước đạt 13.452 tấn. Cây chuối dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao nên hầu hết các hộ ở nông thôn, nhất là khu vực miền núi đều chọn trồng loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.

Ông Huỳnh Văn Tâm, ngụ ấp Bình Phú I, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao hầm đạt lợi nhuận cao, góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản ở địa phương. Hiện tại, ông Tâm đang mở rộng nuôi 20.000 con cá tai tượng. Loài thủy sản này dễ chăm sóc, ít hao hụt, đầu tư chi phí thấp hơn cá tra. Thức ăn chủ yếu là cám, cá biển, kèm thêm các loại lá cây, rau lang, rau muống...

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).