Toàn tỉnh thu hoạch được hơn 32.000 ha lúa mùa

Nông dân xã Yên Trường (Yên Định - Thanh Hóa) thu hoạch lúa mùa.
Tính đến 16 giờ ngày 15-9, bà con nông dân trong toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 32.000 ha lúa mùa, chiếm 25% tổng diện tích, năng suất các trà lúa mùa sớm ước đạt 54 tạ/ha. Trong đó, một số huyện thu hoạch được gần 50% diện tích và có năng suất cao, như: Thọ Xuân, Yên Định, Quảng Xương, Nông Cống, Vĩnh Lộc...
Để chủ động trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương tiếp tục đôn đốc bà con nông dân tranh thủ thời gian, lực lượng, thu hoạch gọn lúa hè thu.
Lúa chín từ 80% - 85% là cho thu hoạch ngay, đưa lúa về nhà tránh mưa lũ theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Cùng với việc thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư, phân bón, tranh thủ thời tiết thuận lợi để triển khai kịp thời vụ đông; ưu tiên sử dụng các giống rau, củ, quả ngắn ngày; phát triển các loại cây truyền thống như khoai, ngô.
Một số hộ nông dân đã áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, trồng xen, trồng gối... vừa bảo đảm khung thời vụ vừa tăng hiệu quả cây trồng vụ đông.
Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được 3.000 ha cây trồng vụ đông; trong đó ngô gần 500 ha, ớt hơn 600 ha, rau màu các loại hơn 1.800 ha...
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại TP Móng Cái.

Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh Quảng Trị đạt 1.306 ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.