Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nơi đất sản xuất cho lãi 5 tỷ đồng/ha mỗi năm

Nơi đất sản xuất cho lãi 5 tỷ đồng/ha mỗi năm
Ngày đăng: 17/09/2015

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào sản xuất cùng các giống nông sản mới cho năng suất, chất lượng cao.

Nhiều giống cà chua được nhập từ nước ngoài cho năng suất và chất lượng cao

Nông trại công nghệ cao

“Khu vực này là vườn ươm, trên kia là vùng sản xuất rau thủy canh, phía lưng chừng quả đồi ngoài đó là nơi trồng cà chua, các loại rau dinh dưỡng cao cấp có xuất xứ từ nước ngoài. Hiện có 60 công nhân đang làm việc, mỗi khu vực sản xuất được bố trí từ 5 - 6 người, đảm đương công việc từ khi gieo trồng đến lúc được thu hoạch.

Ngoài ra, bộ phận giám sát, bộ phận kỹ thuật, kỹ sư hằng ngày theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, điều chỉnh lượng nước tưới, phân bón, nhiệt độ hợp lý để đảm bảo rằng sản phẩm cho ra thị trường đạt được chất lượng tốt nhất” - bà Nguyễn Thị Huệ, giới thiệu khái quát về vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rộng 7ha của mình.

Ở đây, quá nửa diện tích được đầu tư các trang thiết bị hiện đại để sản xuất rau thủy canh, số diện tích còn lại mặc dù nông sản vẫn được trồng dưới mặt đất nhưng kỹ thuật canh tác rất cao và hiện đại. Việc gieo trồng rau thủy canh của bà Nguyễn Thị Huệ đã được tiến hành hơn 1 năm qua.

Rau cho năng suất cao, không bị sâu bệnh, các chỉ số về chất lượng đều rất tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tại đây, hiện có khoảng 20 loại rau xà lách với nhiều màu sắc khác nhau đang được gieo trồng bằng phương pháp thủy canh.

Bà Huệ cho biết, để có được 1.000m2 sản xuất rau thủy canh, bà đã phải đầu tư không dưới 1 tỷ đồng bao gồm phần lớn các thiết bị phục vụ gieo trồng đều phải nhập từ nước ngoài như thanh đựng rau, máy bơm hút nước, các giống rau, hệ thống tưới tiêu... nhà kính cũng phải đảm bảo sự thoáng mát, đúng kỹ thuật. Bằng cách xuống giống xen kẽ, ngày nào bà Nguyễn Thị Huệ cũng có rau thủy canh xuất đi tiêu thụ.

Bên cạnh đó, nhiều năm qua, các mặt hàng nông sản tí hon như cà rốt, cà chua, củ cải đường, củ dền, bí... cũng đã được gieo trồng và đưa ra thị trường với số lượng hàng năm rất lớn và ổn định. Gia đình bà Nguyễn Thị Huệ không gieo trồng các loại nông sản tí hon dưới đất mà trên các giá thể được lắp ráp hình thức giống như chiếc giường nằm, bao gồm có 2 tầng để gieo trồng, mỗi tầng cách nhau 1m, chất liệu trồng là xơ dừa trộn với các loại phân dinh dưỡng.

Tất cả các loại nông sản khoảng 3 tháng tuổi thì bắt đầu cho thu hoạch. Chỉ tính riêng cà chua ở đây đã có hàng chục loại lớn, nhỏ, tròn, dài, hình trái tim cũng có... với nhiều màu sắc khác nhau để đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, ở nông trại này còn có nhiều loại rau có giá trị dinh dưỡng rất cao dùng để làm thực phẩm hoặc xay ra lấy nước uống giống như sinh tố trái cây được gieo trồng và đưa ra thị trường từ nhiều năm qua.

Lãi 5 tỷ đồng/ha mỗi năm

Là một nhà nông đã có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm sản xuất, đối với bà Nguyễn Thị Huệ, làm chủ kỹ thuật canh tác rau, củ, quả công nghệ cao không khó. Theo bà Huệ, cái lo lắng nhất đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung là làm sao để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu ra ổn định, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Để đạt được những tiêu chí này, từ thực tiễn bản thân bà cho biết việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất là điều kiện mang tính bắt buộc.

Ở gia đình bà Huệ, nay tất cả đã đi vào “quỹ đạo”, năng suất và chất lượng các loại nông sản đạt được rất cao. Kênh tiêu thụ của bà Huệ không hướng vào các siêu thị mà phân phối trực tiếp tới các nhà hàng, khách sạn cao cấp từ Nam ra Bắc. Do không phải qua khâu trung gian nên cả người sản xuất và nhà tiêu thụ đều được hưởng lợi về giá. Hiện, mỗi ngày bà Huệ xuất bán khoảng 1 tấn nông sản các loại.

Bà Nguyễn Thị Huệ tiết lộ, đến nay, với việc trồng rau theo phương pháp thủy canh cùng việc áp dụng những khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến nhất vào sản xuất, các loại nông sản của gia đình bà cho năng suất rất lớn.

Thị trường tiêu thụ ổn định, giá thành bán ra khá cao nên 1ha đất sản xuất, trừ chi phí đầu tư mỗi năm còn cho gia đình bà Nguyễn Thị Huệ thu về khoảng 5 tỷ đồng. Đây được xem là số tiền lãi cao kỷ lục trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng và trong cả nước.

Bà Huệ cho biết, thị trường mà bà đang xúc tiến để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài là Singapore, Đài Loan, Dubai... “Với khả năng thực tế của mình, chất lượng nông sản cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tôi nghĩ việc thị trường nước ngoài chấp nhận tiêu thụ nông sản của tôi là điều không quá khó!...” - bà Huệ cho biết.

Hiện nông trại của bà Nguyễn Thị Huệ đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 60 lao động đến từ các tỉnh miền Trung với mức thu nhập trung bình đạt 6 triệu đồng/tháng. Nếu làm tăng ca, số tiền mỗi tháng có thể đạt được 7 đến 8 triệu đồng, đây là số tiền mà nhiều người lao động đang mơ ước.


Có thể bạn quan tâm

Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

29/10/2013
Cần Thận Trọng Cho Vụ Nuôi Mới Cần Thận Trọng Cho Vụ Nuôi Mới

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.

30/10/2013
Phát Triển Đàn Bò Lai Phát Triển Đàn Bò Lai

Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.

30/10/2013
Chế Biến Cá Khô - Nỗi Trăn Trở Vươn Xa Chế Biến Cá Khô - Nỗi Trăn Trở Vươn Xa

sinh thực phẩm. Vấn đề hiện nay là cần sự hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự đồng bộ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù đã có tiếng tăm về uy tín, chất lượng sản phẩm nhưng cá khô của làng nghề vẫn chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc vào hệ thống các siêu thị.

31/10/2013
Mở Hướng Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Trên Đất Cảng Mở Hướng Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Trên Đất Cảng

Là thành phố cảng biển, du lịch - một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thị trường tiêu thụ ở Hải Phòng rộng mở cho nhiều nông sản. Đây là hướng mở cho nhiều sản phẩm của các tỉnh, thành phố về đất Cảng, trong đó có gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).

31/10/2013