Phát hiện dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng

Tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tổ chức tại Hà Nội chiều 15/9, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện trên địa bàn một số địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đang tái xuất hiện dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng trên gia súc.
Trong khi các ổ dịch cúm gia cầm mang virus H5N6 ở tỉnh Lào Cai và Quảng Ngãi vừa qua 21 ngày, thì cơ quan thú y lại phát hiện thêm 3 ổ dịch mới mang virus cúm H5N1 tại tỉnh Vĩnh Long và Ninh Thuận.
Tại tỉnh Vĩnh Long, virus cúm H5N1 được phát hiện trên đàn gia cầm ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, làm hơn 1.000 con gà chết và trên đàn vịt 1.490 con ở xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân (chưa qua 3 ngày).
Tại tỉnh Ninh Thuận, virus này cũng vừa được phát hiện trên đàn gia cầm gần 1.000 con ở xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn.
Cùng với virus cúm gia cầm quay trở lại, tại 3 tỉnh là Nghệ An, Bình Dương và Đắk Lắk cũng vừa phát hiện hàng loạt gia súc, gồm heo, trâu bò mắc dịch lở mồm long móng type O.
Tại Nghệ An, dịch xảy ra tại 10 hộ chăn nuôi ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương và xã Trung Sơn, huyện Đô Lương.
Tại tỉnh Đắk Lắk, có 2 ổ dịch được phát hiện ngày 14 và 15/9 tại 22 hộ chăn nuôi ở TP. Buôn Ma Thuột làm 101 con heo và trâu bò chết hoặc phải tiêu hủy.
Ông Phạm Văn Đông lo ngại, hiện cả miền Nam và miền Trung đều vào mùa mưa, nên nguy cơ dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng phát sinh và lây lan là rất cao.
Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm yêu cầu các địa phương tăng cường ngăn chặn, dập dịch cúm H5N1, H5N6 và virus H7N9 có thể lây sang người, xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm.
Hiện Bộ NN&PTNT đang tiếp tục tổ chức lấy mẫu tại 32 tỉnh và thành phố để phát hiện virus H5N1, H5N6, với sự tài trợ của FAO và tổ chức giám sát virus H7N9 với sự tài trợ của CDC (Hoa Kỳ) để kịp thời giám sát virus và theo dõi dịch.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.

Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...

Những ngày qua ở Phú Yên tại các huyện Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, người dân đổ xô đi chặt cây sắn bán cho thương lái. Cách đây 2 năm, cảnh mua bán cây sắn cũng diễn ra rầm rộ, làm cho nhiều nơi không có sắn giống trồng dặm. Lo ngại nhất hiện nay, nếu các cấp chính quyền không kịp thời ngăn chặn tình trạng này, nguy cơ lây lan dịch bệnh trên cây sắn sẽ xảy ra.

Người đánh bắt cá, lươn bằng xuyệt điện đi qua thì cánh đồng, khúc sông "ngoắc ngoải" bởi sự đánh bắt tận diệt của con người. Trên thực tế, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện đang tăng dần, môi trường sống bị đe dọa nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt…

Sau một thời gian dài bị các loại cây trồng khác “lấn át”, tới cuối năm 2012 toàn tỉnh đã có 3.888 ha dâu với năng suất lá bình quân 113 tạ/ha, sản lượng 42.348 tấn và hiện đang phát triển nhanh trở lại ở các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng - trừ Đà Lạt và Lạc Dương. Mục tiêu của UBND tỉnh giao cho Sở NN-PTNT và các huyện, thành phố trong tỉnh là tới cuối năm 2013 này phải nâng diện tích cây dâu tằm của địa phương lên trên 4.065 ha.