Trúng Mùa Chuối, Nông Dân Phấn Khởi

Người dân ở các xã miền núi thuộc 2 huyện Tuy An, Sơn Hòa (Phú Yên) phấn khởi vì năm nay chuối được mùa, được giá. Từ loại nông sản đặc trưng trồng ở vùng gò đồi, vườn rẫy này mang lại cho người dân vùng núi một cái tết vui.
Xã An Lĩnh có địa hình gò đồi, nhiều dốc cao phù hợp trồng chuối, hộ nào trồng ít nhất cũng có gần trăm cây chuối; chuối trải một màu xanh từ vườn nhà đến rẫy. Bà Nguyễn Thị Thắm, một người dân ở xã An Lĩnh cho hay: “Tết năm nay bà con vùng này trúng chuối vì được mùa, được giá nên mọi chi tiêu trong gia đình từ cây chuối mà ra”.
Vườn chuối của bà Thắm rộng gần 3 sào, Tết Giáp Ngọ này thu hoạch trên 10 triệu đồng. “Thu nhập từ chuối của gia đình tôi bình thường trong xóm, so với nhiều người trồng 10 sào trở lên, thu từ 30 đến 40 triệu đồng tiền chuối”, bà Thắm nói.
Người dân ở xã An Xuân (Tuy An) chủ yếu trồng chuối bán dịp tết. Năm nay, chuối được mùa, giá bán khá cao, một buồng chuối 10 nải bán được gần 300.000 đồng, cao gấp đôi so với năm ngoái. Ông Nguyễn Lý, một người trồng chuối ở xã An Xuân cho hay:
Đầu tháng Chạp, nhiều thương lái đến từng nhà đặt cọc tiền mua chuối. Gần tết, cảnh mua bán chuối diễn ra tấp nập, xóm làng vui hẳn lên. Đất sản xuất ở đây chủ yếu là đất đá pha sỏi nên người dân tập trung trồng chuối là chính. Năm nay chuối được giá nên bà con ở đây rất vui vì có tiền để mua sắm tết.
Những ngày giáp tết vừa qua, tại chợ Hòa Đa, xã An Mỹ (Tuy An), người mua người bán chuối tấp nập, từng “núi chuối” được các thương lái gom lại chờ xe đến chở. Hầu hết chuối ở đây được thu mua từ xã Sơn Long, Sơn Định (Sơn Hòa). Mỗi ngày tại chợ Hòa Đa có gần 2 tấn chuối.
Bà Trần Thị Thu ở xã Sơn Long cho biết: “Năm nay chuối được giá, không chỉ chuối trái mà cả bắp chuối, lá chuối. Gia đình tôi bán chuối gần 8 triệu đồng, cao gấp đôi năm ngoái. Chuối được giá, bà con sắm sửa tết đầy đủ, nhà nào cũng có quất, mai chưng tết”.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Toàn tỉnh có khoảng 3.250ha chuối, sản lượng ước đạt 13.452 tấn. Cây chuối dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao nên hầu hết các hộ ở nông thôn, nhất là khu vực miền núi đều chọn trồng loại cây này.
Related news

Mặc dù điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực, chủ động trong việc sản xuất nên năm 2013, ngành Nông nghiệp tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng.

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến giai đoạn chuyển mùa, gia đình ông Lê Văn Hiếu, ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) lại sửa sang, che chắn, vệ sinh chuồng trại cho đàn trâu, bò của mình.

Theo Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh thì qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 12/2006/NQ – HĐND của HĐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào khai thác 200 công trình thủy lợi các loại, với tổng dung tích hữu ích hồ chứa trên 213 triệu m3.

Những năm gần đây, trên thị trường lương thực trong tỉnh, nhiều người tiêu dùng biết và tìm mua gạo của huyện Krông Nô; bởi sản phẩm này có ưu điểm như hạt nhỏ, cơm dẻo, hương thơm, vị đậm…

Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).