Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng cây vải thiều ở Kbang

Triển vọng cây vải thiều ở Kbang
Ngày đăng: 30/05/2015

Những ngày này, vườn vải thiều của gia đình anh Lương Văn Thịnh ở thôn 3, xã Đông lúc nào cũng đông người, nào là nhân công thu hoạch, người đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. Anh Thịnh cho biết, năm nay vườn vải thiều nhà anh đạt sản lượng nhất từ trước đến nay, dự kiến trên dưới 18 tấn, giá bán tại vườn hiện tại là 33.000 đồng/kg.

Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt nên vải sai, trái to mọng, ngọt, cùi dày, bình quân 1 kg từ 15 đến 17 quả. Anh Thịnh cho biết, đây là vụ thu hoạch chính vụ năm thứ 4, sản lượng năm sau cao hơn năm trước và khẳng định đất đai, khí hậu Kbang phù hợp với cây vải thiều.

Ngoài giống, kỹ thuật chăm sóc quyết định đến năng suất, chất lượng. Nói về bí quyết trồng vải thiều, anh Thịnh cho rằng phải học hỏi nhiều từ cắt tỉa, bón phân, phun thuốc, tưới nước… đều có quy trình kỹ thuật cả, ngoài ra còn rất cần sự chịu khó.

Cách vườn nhà anh Thịnh không xa, anh Khương cũng trồng vải thiều từ giống nhà anh Thịnh hơn 1 ha, nay đã cho thu hoạch vụ thứ 2. Anh Khương cho biết: Sản lượng vải thiều năm sau lại nhiều hơn năm trước vì cây lớn hơn, chất lượng ngon hơn vì mình có kinh nghiệm.

Anh Thịnh cho biết thêm, chỉ tính năm 2011 đến nay, từ vườn vải nhà anh đã nhân giống ra hàng ngàn cành chiết, ước lượng diện tích khoảng 30 ha và năm nay bà con đang đặt 4.000 cành chiết nữa (tương đương với 20 ha.)

Ông Lê Văn Hùng, thôn 1, xã Nghĩa An lúc đầu là người đi buôn quả vải thiều, nhưng thấy thích vườn vải nhà anh Thịnh quá nên năm ngoái ông đã trồng 2 ha. Ông Hùng cho biết: Thấy vườn vải đẹp quá, hiệu quả cao nên có đám đất bằng 2 ha, tôi mới trồng năm thứ nhất bằng giống ở đây luôn. So với các cây trồng khác, vải thiều quá đạt.

Ông Hùng cho biết thêm: Thường vào mùa vải, ông đến các vườn thu mua, cây vải ở Kbang cũng rất nhiều nhưng cho trái nhỏ, không ngon, có khi giá bán chỉ bằng nửa giá trị vải nhà anh Thịnh. Chỉ có giống vải nhà anh Thịnh là ngon, tôi mới quyết định trồng.

Hiện nhiều hộ ở xã Đông đã thấy được hiệu quả của cây vải nên tiến hành trồng và theo dự kiến của UBND xã Đông, năm 2015 sẽ thành lập tổ sản xuất 10 hộ trồng khoảng 10 ha; mỗi ha trồng 200 cây, xã hỗ trợ cho mỗi hộ 50 cành chiết, còn lại là bà con mua. Hỗ trợ cho nông dân thành lập tổ hợp tác, liên kết với nhau, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ cho nhau để từ đó hình thành nên kinh tế tập thể sau này-ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã Đông cho biết.

Tuy nhiên, ông Thạch cũng e ngại, nhân dân thấy hiệu quả cây vải thiều nên trồng ồ ạt không có quy hoạch khó khăn cho đầu ra của sản phẩm sau này. Thiết nghĩ, các ngành chuyên môn ở huyện Kbang cũng cần kiểm tra, kiểm chứng để có định hướng cho nhân dân trong việc phát triển cây vải thiều hợp lý.


Có thể bạn quan tâm

Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

22/06/2013
"Giống Tôm Sú Châu Phi" Chỉ Là Tin Đồn Ở Kiên Giang

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

06/03/2013
Lũ Rút, Cua Đồng Tăng Giá Lũ Rút, Cua Đồng Tăng Giá

Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.

10/11/2012
Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.

01/08/2013
Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS

Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.

23/06/2013