Triển vọng cây vải thiều ở Kbang
Những ngày này, vườn vải thiều của gia đình anh Lương Văn Thịnh ở thôn 3, xã Đông lúc nào cũng đông người, nào là nhân công thu hoạch, người đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. Anh Thịnh cho biết, năm nay vườn vải thiều nhà anh đạt sản lượng nhất từ trước đến nay, dự kiến trên dưới 18 tấn, giá bán tại vườn hiện tại là 33.000 đồng/kg.
Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt nên vải sai, trái to mọng, ngọt, cùi dày, bình quân 1 kg từ 15 đến 17 quả. Anh Thịnh cho biết, đây là vụ thu hoạch chính vụ năm thứ 4, sản lượng năm sau cao hơn năm trước và khẳng định đất đai, khí hậu Kbang phù hợp với cây vải thiều.
Ngoài giống, kỹ thuật chăm sóc quyết định đến năng suất, chất lượng. Nói về bí quyết trồng vải thiều, anh Thịnh cho rằng phải học hỏi nhiều từ cắt tỉa, bón phân, phun thuốc, tưới nước… đều có quy trình kỹ thuật cả, ngoài ra còn rất cần sự chịu khó.
Cách vườn nhà anh Thịnh không xa, anh Khương cũng trồng vải thiều từ giống nhà anh Thịnh hơn 1 ha, nay đã cho thu hoạch vụ thứ 2. Anh Khương cho biết: Sản lượng vải thiều năm sau lại nhiều hơn năm trước vì cây lớn hơn, chất lượng ngon hơn vì mình có kinh nghiệm.
Anh Thịnh cho biết thêm, chỉ tính năm 2011 đến nay, từ vườn vải nhà anh đã nhân giống ra hàng ngàn cành chiết, ước lượng diện tích khoảng 30 ha và năm nay bà con đang đặt 4.000 cành chiết nữa (tương đương với 20 ha.)
Ông Lê Văn Hùng, thôn 1, xã Nghĩa An lúc đầu là người đi buôn quả vải thiều, nhưng thấy thích vườn vải nhà anh Thịnh quá nên năm ngoái ông đã trồng 2 ha. Ông Hùng cho biết: Thấy vườn vải đẹp quá, hiệu quả cao nên có đám đất bằng 2 ha, tôi mới trồng năm thứ nhất bằng giống ở đây luôn. So với các cây trồng khác, vải thiều quá đạt.
Ông Hùng cho biết thêm: Thường vào mùa vải, ông đến các vườn thu mua, cây vải ở Kbang cũng rất nhiều nhưng cho trái nhỏ, không ngon, có khi giá bán chỉ bằng nửa giá trị vải nhà anh Thịnh. Chỉ có giống vải nhà anh Thịnh là ngon, tôi mới quyết định trồng.
Hiện nhiều hộ ở xã Đông đã thấy được hiệu quả của cây vải nên tiến hành trồng và theo dự kiến của UBND xã Đông, năm 2015 sẽ thành lập tổ sản xuất 10 hộ trồng khoảng 10 ha; mỗi ha trồng 200 cây, xã hỗ trợ cho mỗi hộ 50 cành chiết, còn lại là bà con mua. Hỗ trợ cho nông dân thành lập tổ hợp tác, liên kết với nhau, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ cho nhau để từ đó hình thành nên kinh tế tập thể sau này-ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã Đông cho biết.
Tuy nhiên, ông Thạch cũng e ngại, nhân dân thấy hiệu quả cây vải thiều nên trồng ồ ạt không có quy hoạch khó khăn cho đầu ra của sản phẩm sau này. Thiết nghĩ, các ngành chuyên môn ở huyện Kbang cũng cần kiểm tra, kiểm chứng để có định hướng cho nhân dân trong việc phát triển cây vải thiều hợp lý.
Related news
Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.
Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.
Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.
Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.