TPP và thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá ngừ
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính của cá ngừ Việt Nam.
Nhưng lâu nay, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4 - 7,2%.
Trong khi đó, Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản lại có mức thuế 0%.
TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0% mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ.
Nhưng một thực tế khác đang khiến cho các nhà quản lý lo lắng.
Đó là mỗi năm, các doanh nghiệp chế biến cá ngừ ở Việt Nam lại nhập đến 10.000 tấn nguyên liệu cá ngừ.
Khi TPP có hiệu lực, thuế suất đối với nguyên liệu cá ngừ nhập khẩu đưa xuống bằng 0%.
Rất có thể khi đó, cá ngừ các doanh nghiệp nhập khẩu để chế biến lại rẻ hơn so với mua cá ngừ ngư dân khai thác, doanh nghiệp có lợi nhưng ngư dân khó khăn.
Trong năm nay, ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nơi có 2.800 tàu khai thác cá ngừ đại dương , sản lượng cá ngừ trong thời gian khai thác cao điểm từ tháng 1 đến tháng 6 chỉ đạt khoảng 9.800 tấn.
Theo tính toán của ngư dân, với chuyến khai thác có mức tổn phí khoảng 150 triệu đồng và với giá cá 110.000 đồng/kg, để có lãi, lượng cá trong mỗi chuyến biển phải được 1,5 - 2 tấn.
Tuy nhiên, rất ít tàu cá đạt được sản lượng này.
Đó là chưa nói chất lượng cá ở mức thấp càng làm giảm thu nhập của ngư dân.
Muốn tránh tác động từ TPP, con đường duy nhất là giá bán cá ngừ đại dương của Việt Nam phải mang tính cạnh tranh.
Từ hơn 1 năm nay, đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai cũng không ngoài mục đích tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất cá ngừ.
Thực tế cho thấy: chỉ khi tổ chức sản xuất theo chuỗi, sản phẩm cá ngừ Việt Nam mới có được khả năng cạnh tranh, biến những thách thức thành lợi thế khi tham gia TPP .
Có thể bạn quan tâm
Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.
Sau 2 năm rưỡi chăm sóc, vườn cam của ông cho thu hoạch lứa đầu tiên bán được 170 triệu đồng. Ông Tiến cho biết: “Vườn cam của tôi đã được 2 năm rưỡi, tôi để trái bán cũng được 4-5 tấn, giá 17.000 đồng/kg. Tôi ước năng suất năm tới khoảng hơn 10 tấn, với giá như hiện nay thì tôi lời khoảng 100 triệu”.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua việc sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá cả thanh long tăng cả chính vụ và trái vụ (giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg).
Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.
Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.