Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không tìm ra thị trường xuất khẩu, ngành chè Lâm Đồng lao đao

Không tìm ra thị trường xuất khẩu, ngành chè Lâm Đồng lao đao
Ngày đăng: 04/11/2015

Các doanh nghiệp không tìm được thị trường xuất khẩu, còn nông dân trồng chè thì không biết phải xử lý chè búp tươi ra sao, đã có hộ phải nhổ bỏ hoặc kêu bán cả vườn chè.

Nhổ bỏ, sang nhượng vườn chè

Lâm Đồng có hơn 22.000 ha chè và sản lượng hằng năm khoảng 230.000 tấn, chiếm 27% diện tích và 30% sản lượng chè của cả nước.

Hai chục năm qua, ngành chè mang lại nhiều lợi thế cho tỉnh cao nguyên này, nhưng hiện tại rất nhiều khó khăn đang bủa vây.

Hiện tại, tại hầu khắp các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng, đâu đâu cũng nói về chè.

Tại thủ phủ chè tỉnh Lâm Đồng là huyện Bảo Lâm, nơi có diện tích chè lớn nhất cả tỉnh, ông Phạm Văn Nguyện dẫn đi thăm...

vườn rau hai tháng tuổi, nói: "Tôi đã quyết định nhổ bỏ chè từ 2 tháng nay và chuyển sang trồng rau.

Dù chưa biết việc tiêu thụ rau sẽ như thế nào, nhưng vẫn phải chuyển đổi.

Hiện tại, đã có nhiều người chuyển đổi như tôi rồi, ngày càng nhiều."

Vườn rau của ông Nguyện trước đây trồng chè rộng 2.500 m2 đã hơn 10 năm tuổi, mỗi năm thu 7 lứa, mỗi lứa được hơn 7 triệu đồng nhưng vẫn phải nhổ bỏ.

Lý do ông Nguyện nhổ bỏ chè là vì thua lỗ.

Ông nói: "Bình thường chè Oolong giống Đài Loan như tôi trồng có giá 25.000-26.000 đồng/kg, có thời điểm bán được 30.000 đồng/kg.

Thế nhưng nay chỉ có 14.000-15.000 đồng/kg, chưa kể công hái mất từ 4.000-5.000 đồng/kg.

Vậy chỉ còn 10.000-11.000 đồng/kg là quá thấp nên nhiều người quyết định nhổ bỏ chè."

Còn tại thành phố Bảo Lộc, nơi có nhiều doanh nghiệp, nhà máy chế biến chè nhất tỉnh Lâm Đồng thì hoàn cảnh cũng không khá hơn.

Ông Huỳnh Kim Tiến, người đã trồng chè từ những ngày đầu, hiện có 20 ha chè từ 2 đến 20 năm tuổi thì đang tìm đối tác sang nhượng lại vườn chè.

Nguyên nhân vì thua lỗ.

Ông Tiến cho biết: "Từ đầu năm đến nay tôi hái 4 lứa chè, bán được một lứa với giá rất thấp chỉ vì họ phải thu để trừ tiền phân, còn 3 lứa không bán được.

Tiếc chè, tôi gửi đi gia công với giá 70.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, sau khi gia công giá bán chỉ có 110.000 đồng/kg; vị chi tôi chỉ thu được 40.000 đồng/kg, càng bán sẽ càng lỗ nặng."

Hiện tại, ông Tiến còn 8 tạ chè đã qua sơ chế, tức là 4 tấn chè tươi, nhưng không bán được, chưa kể vườn chè 20 ha của ông đã đến kỳ thu hái 2 tuần nay nhưng vẫn chưa hái.

"Hiện tại, tôi chỉ để lại 6 nhân công làm cỏ vườn chè và tưới cầm cự chứ không dám đầu tư.

Nếu đầu tư phải mất từ 50 - 100 triệu đồng mỗi năm cho mỗi héc ta mà tình hình thì vẫn chưa thấy chuyển biến tốt hơn," ông Tiến giãi bày.

Điều đáng nói là nếu không được tiêu thụ đúng thời gian thì chè thành phẩm bị xuống cấp rất nhanh chóng.

Riêng với các vườn chè nếu không được thu hái, vườn chè sẽ bị hỏng; còn vẫn thu hái mà không được chăm sóc kỹ càng, đúng quy trình thì vườn chè cũng hỏng.

Cả doanh nghiệp và nông dân đang trong thế "tiến thoái lưỡng nan".

Thị trường xuất khẩu bị...

"đứng hình"

Tổng giám đốc Công ty trà và cà phê Tâm Châu, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), ông Trần Ngọc Thuần cho biết, gần đây, toàn bộ thị trường Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) nhập khẩu chè Lâm Đồng gần như...

"đứng hình." Riêng Đài Loan là thị trường chiếm đến 95% sản lượng chè xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng.

Công ty Tâm Châu là đơn vị tập trung cho thị trường nội địa.

Riêng xuất khẩu, mọi năm, đơn vị xuất trực tiếp từ 8 - 9 tấn chè Oolong thành phẩm và bán chè khô nguyên liệu cho các công ty Đài Loan sản xuất khoảng 50 tấn.

Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, công ty này chỉ xuất trực tiếp được...

216 kg chè Oolong thành phẩm và bán cho các công ty Đài Loan 10 tấn chè khô.

Việc thị trường nhập khẩu đột nhiên đồng loạt ngưng tiêu thụ chè Lâm Đồng vẫn đang là điều khó hiểu.

Ông Trần Ngọc Thuần cho hay, Công ty trà và cà phê Tâm Châu tự sản xuất chè nguyên liệu nên không có việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lại vượt ngưỡng so với trước đây.

Nhưng có một vấn đề là các công ty Đài Loan không phải dừng hẳn việc tiêu thụ chè của Lâm Đồng mà đang đẩy giá chè xuống rất thấp.

"Trước đây, Tâm Châu bán chè Oolong khô qua sơ chế cho các công ty Đài Loan giá từ 8-10 USD/kg; nhưng nay họ chỉ trả 5-6 USD/kg và sẵn sàng mua số lượng lớn.

Rõ ràng không phải là họ ngừng tiêu thụ chè của ta mà họ đang làm giá," ông Thuần nói.

Từ cuối năm 2014 đến nay, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Lâm Đồng đã dần dần "đóng cửa" với mặt hàng này.

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Tiến sỹ Phạm S, nói: "Thông tin là phía Đài Loan đã nâng cao hàng rào kỹ thuật về chè nhập khẩu.

Trước đây họ không đặt ra tiêu chuẩn, chè của Lâm Đồng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ, Trung Đông...

(0,005 ppm), nhưng nay họ lại nói quy định chất fibronil cho phép chỉ 0,002 ppm.

Tuy nhiên, trên thực tế tiêu chuẩn này là do các doanh nghiệp, doanh nhân tự đưa chứ chưa hề có thông báo nào của cơ quan quản lý và giới chức trách".

Rõ ràng việc không có thông tin chính thức đã làm khó cho các doanh nghiệp và nông dân trong nước.

Theo ông Phạm S, "mấu chốt vấn đề là Đài Loan, Trung Quốc gần đây đã tăng cường hoạt động giao ban thương mại với nhiều chính sách thông thoáng hơn nên chè từ Trung Quốc đại lục đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Đài Loan." Vấn đề thông tin về rào cản thương mại, cạnh tranh thị trường cần phải có sự trợ giúp của Hiệp hội Chè Việt Nam.

"Thế nhưng cho đến nay, Hiệp hội vẫn chưa có thông tin hay những phản ứng gì để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân," ông S nói.

Theo ông Trần Ngọc Thuần, vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải có chính sách tốt cho doanh nghiệp và người trồng chè; miễn giảm một số loại thuế để doanh nghiệp và nông dân tổ chức sản xuất lại vùng nguyên liệu đảm bảo mọi tiêu chuẩn và giá thành hợp lý để có khả năng cạnh tranh ở mọi thị trường.

Trong tuần này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ tiến hành tổ chức hội nghị gặp gỡ với doanh nghiệp và nông dân trồng chè để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành chè.


Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Tọa đàm doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, sáng 9-10, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức buổi tọa đàm “Doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

13/10/2015
East West seed cung ứng gần 100 giống rau East West seed cung ứng gần 100 giống rau

Ông Simon Groot, Chủ tịch Tập đoàn East West seed cùng ông Joost Elzakker, TGĐ East West Hai mũi tên đỏ tại Việt Nam đến chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM khảo sát, ghi nhận đánh giá của người tiêu dùng về một số sản phẩm giống dưa leo, khổ qua F1 của tập đoàn.

13/10/2015
Nuôi vịt siêu thịt VietGAP Nuôi vịt siêu thịt VietGAP

Bà con tham gia mô hình được hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư mua con giống, 30% thức ăn chăn nuôi và được tập huấn kỹ thuật.

13/10/2015
Nâng cao chất lượng lúa hàng hóa Nâng cao chất lượng lúa hàng hóa

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 có sức lan tỏa nhanh, hiện đã đạt khoảng 40.000 ha tại 14 huyện ngoại thành (chiếm 40% diện tích trồng lúa, tăng 30.000 ha so với năm 2010).

13/10/2015
Hơn 500 nông dân được học nghề Hơn 500 nông dân được học nghề

Năm 2015, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Bình Định) đã mở được 15 lớp dạy nghề cho 515 học viên trên địa bàn tỉnh.

13/10/2015