25 mặt hàng thủy sản sẽ được áp mức thuế xuất khẩu 0%
Hiện nay 11 nước thành viên tham gia TPP là: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Mexico, Malaysia, New Zealand, Chile, Peru và Brunei đều là những đối tác chiến lược của thủy sản Việt Nam.
Các nước thành viên tham gia TPP sẽ được giảm 90% các loại thuế XNK hàng hóa và cắt giảm bằng 0% năm 2015.
Theo đó, khoảng 25 mặt hàng thủy sản chịu thuế xuất khẩu từ 1-10% sẽ trở về 0% ngay lập tức hoặc theo lộ trình kéo dài lâu nhất đến năm thứ 16.
Trong đó, có 12 mặt hàng thủy sản sẽ giảm thuế về ngay 0% ngay sau khi TPP có hiệu lực, như: cá ngừ đóng hộp, cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá hồi đỏ, cá tuyết đông lạnh…
Đây là tín hiệu tích cực cho các DN xuất khẩu hải sản, đặc biệt là DN xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản - thị trường đối tác lớn thứ hai (sau Mỹ) trong 11 nước tham gia TPP bởi trong nhiều năm trước đây thuế suất của Việt Nam đang cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN.
Mới đây, theo đúng lộ trình của TPP, Nhật Bản đã bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm cá ngừ và cá hồi và mở cửa cho các DN xuất khẩu thuộc các nước thành viên tham gia tích cực hơn vào thị trường này.
Dự báo trong năm 2016, giá trị XK cá ngừ sang thị trường Nhật Bản sẽ vượt qua mức tăng trưởng âm và có thể tăng từ 5 đến 15% so với năm nay.
Theo nhận định của các DN, nguồn nguyên liệu hải sản trong nước đang dần bị cạn kiệt, thuế nhập khẩu giảm sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các DN nhập khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc Việt Nam khi nhập khẩu từ các nước lớn như: Malaysia, Mexico, Peru…
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ TPP, tuy nhiên đó chỉ là một mặt của vấn đề.
Để bước ra sân chơi lớn, để nắm được các cơ hội, các DN thủy sản phải nhanh nhạy với thị trường, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm xuất khẩu để không bị lúng túng trước các rào cản kỹ thuật khắt khe hơn, đồng thời sức cạnh tranh phải cao so với các nước nguồn cung khác cùng tham gia TPP.
12 mặt hàng có thuế giảm về 0% ngay sau khi TPP có hiệu lực: cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá hồi đỏ, cá tuyết (đông lạnh), surimi cá minh thái, trứng cá minh thái, cá trích, trứng cá trích, tôm, tôm chế biến, cua, cá ngừ đóng hộp.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn
Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.