Họp kín về sản xuất tiêu thụ muối
Các cơ quan truyền thông tại tỉnh Ninh Thuận cho rằng cuộc họp “Đánh giá tình hình về sản xuất, tiêu thụ muối” do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức vào chiều 3-11 là vô tiền khoáng hậu vì được tổ chức… “kín”, phóng viên các báo thường trú không được tham dự, ngoại trừ báo Đảng và Đài PTTH địa phương.
Thực ra đây là buổi làm việc của UBND tỉnh Ninh Thuận với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT để đánh giá tình hình thực hiện dự án Muối Quán Thẻ do Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển – Sản xuất Hạ Long (nay là Công ty CP Muối Cà Ná Ninh Thuận) làm chủ đầu tư tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.
Đây là dự án có quy mô đồng muối lớn nhất nước, với diện tích lên đến 2.549 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.344 tỉ đồng.
Tuy nhiên, từ khi dự án đưa vào hoạt động vào năm 2005 đã gây nhiễm mặn gần 200 ha đất sản xuất của người dân địa phương.
Hàng trăm hộ dân của xã Phước Minh lâm vào tình cảnh khốn khó vì nhà cửa bị rỗng mục, vườn rẫy bị héo chết do nguồn nước bị xâm mặn.
Nhiều vườn rẫy của người dân bị chết khô do đồng muối gây nhiễm mặn
Từ nhiều năm qua đã có hàng chục bài báo phản ánh tình trạng ô nhiễm của đồng muối Quán Thẻ, cử tri cũng rất nhiều lần kiến nghị chính quyền tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan hữu trách giải quyết nhưng không có kết quả.
Trước khi tổ chức cuộc họp, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã thị sát đồng muối Quán Thẻ để ghi nhận thực tế.
Ngay trong báo cáo với Bộ NN-PTNT tại cuộc họp này, UBND tỉnh cũng thừa nhận thực trạng nhiễm mặn trên và cho biết ít nhất 855 hộ dân phải di dời để ổn định cuộc sống.
Đồng muối Quán Thẻ gây nhiễm mặn hàng trăm ha đất sản xuất của dân khiến đời sống của họ ngày càng khốn khó
It nhất 6 phóng viên các cơ quan báo chí thường trú tại Ninh Thuận, trong đó có cả Thông tấn xã Việt Nam, bị… “mời” ra khỏi phòng họp.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi tìm đến “vựa cam” ở bản Tân Hương, xã Yên Khê (Con Cuông), khác với không khí nhộn nhịp thu hoạch cam như mọi năm, thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch nhưng khách vào mua cam vắng teo. Hai bên đường người trồng cam phải tự dựng các sạp để bán cam

Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) có 1.200ha đất trồng khóm, trong đó, tập trung nhiều nhất là ở xã Hỏa Tiến với hơn 900ha. Năm nay, nông dân xử lý cho trái rải vụ chiếm hơn 55% diện tích canh tác.

Dự án hỗ trợ xây dựng hầm khí sinh học ở các hộ trang trại chăn nuôi đã giúp ND tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) giảm chi phí, cải thiện môi trường theo hướng sản xuất bền vững...

Những ngày cuối tháng 11, ngư dân 2 xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn (Thừa Thiên Huế) trúng đậm cá khoai. Hiện mỗi ngày, 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn cho ra khơi hơn 160 ghe thuyền để đánh bắt.

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở huyện Thới Bình (Cà Mau) những năm qua luôn được duy trì và phát triển tốt, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, thu hút hàng ngàn hộ nông dân tham gia. Trong đó, hội viên nông dân Trương Văn Phương, ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, là một điển hình.