Trảng Bàng (Tây Ninh) Thu Hoạch Hơn 10.000kg Sữa Tươi Mỗi Ngày

Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.
Ông Trương Tấn Đạt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, tình hình chăn nuôi bò sữa ở Trảng Bàng trong những năm qua có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều giống bò có năng suất, chất lượng cao được nông dân mua từ các địa phương khác về chăn nuôi.
Đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện có 180 hộ dân và một công ty chăn nuôi bò sữa. So với năm 2005, số bò sữa ở đây tăng được 2.001 con (năm 2005 có 726 con).
Số người chăn nuôi bò sữa của huyện chỉ tập trung ở các xã cánh Đông. Trong đó xã có số người chăn nuôi và số bò cao nhất huyện là An Tịnh, với 79 hộ nuôi 1.201 con bò; xã Gia Lộc có 54 hộ chăn nuôi với số lượng 740 con. Xã có số người nuôi ít nhất là Gia Bình với 5 hộ và số lượng là 63 con. Riêng 3 xã cánh Tây của huyện (bao gồm Bình Thạnh, Phước Chỉ, Phước Lưu) thì chưa có ai chọn nuôi bò sữa.
Hiện trên địa bàn huyện Trảng Bàng có 4 điểm thu mua sữa, nên việc tiêu thụ sữa bò tươi của người chăn nuôi rất thuận lợi. Giá sữa bò tươi tại các điểm thu mua hiện nay trung bình 14.700 đồng/kg. Một con bò đang cho sữa với mức bình quân 15 kg/ngày, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi thu được trên 100.000 đồng/con/ngày.
Giá bò sữa giống hiện nay khá cao. Một con bò cái tơ khoảng 15 tháng tuổi giá từ 30 triệu đến 35 triệu đồng. Một con bò lấy sữa được trên 15 kg/ngày, giá từ 35 triệu đến 45 triệu đồng và một con bò lấy sữa được trên 20 kg/ngày, giá từ 45 triệu đến 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.