Vĩnh Long Sản Xuất Lúa Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đang Mở Rộng
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, đến nay toàn tỉnh Vĩnh Long có 3 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Đó là các mô hình tại các xã Tân An Luông (Vũng Liêm), Mỹ Lộc (Tam Bình) và Tân Long (Mang Thít).
Quy mô diện tích sản xuất còn nhỏ- mỗi nơi chỉ có khoảng 30ha, nhưng đem lại lợi ích lớn là làm thay đổi dần nhận thức của nhiều nông dân, từ canh tác theo tập quán truyền thống sang sản xuất lúa theo đúng bài bản và khoa học hơn. Trong sản xuất đã giảm đáng kể lượng lúa giống gieo sạ, phân thuốc hóa học cũng sử dụng hạn chế đi rất nhiều, năng suất lúa lại tăng, chất lượng tốt hơn và lợi nhuận cao hơn.
Đây là xu hướng mà nhiều nông dân tham gia các cánh đồng mẫu lớn ở Đông Thạnh (TX Bình Minh), Xuân Hiệp (Trà Ôn), Long An (Long Hồ) cũng đang hướng đến. Tại 3 nơi đã thực hiện như Tân An Luông, Mỹ Lộc, Tân Long, diện tích sản xuất lúa VietGAP cũng tiếp tục được mở rộng thêm và nhiều nông dân rất muốn được tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23.9, tin từ Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, tại hộ ông Võ Văn Nguyên ở xã Thạch Trị huyện Thạch Hà vừa phát hiện có 200 con vịt ốm, chết.
Mấy ngày qua, nhóm thương lái người Quảng Ninh tới hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (tỉnh An Giang) thu mua cây thốt nốt bán sang Trung Quốc. Trước đó các địa phương này cũng đã từng bắt nhóm người thu mua cây thốt nốt trái phép.
Các loại bệnh của cá phát triển mạnh nhất vào mùa xuân và đầu hè, do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh nhằm hạn chế tổn thất.
Tại Long An, ngày 21.9 Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) tổ chức hội thảo kết quả Dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.
Có người ví, Hưng Yên là một cửa ải mà giống lúa nào vào được thì có thể tự tin bán ở bất cứ tỉnh nào khác, giống lúa M1-NĐ là một ví dụ điển hình.