Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Trái Cây Phải Nâng Chất Lượng

Xuất Khẩu Trái Cây Phải Nâng Chất Lượng
Ngày đăng: 04/06/2014

Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đến cuối tháng 5/2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt khoảng 472 triệu USD, tăng gần 100 triệu USD so cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ trái cây Việt Nam gần đây liên tục được mở rộng. Nhiều loại trái cây chủ lực của Việt Nam và ĐBSCL đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, New Zealand…

Ví dụ như trái thanh long, nếu như năm 2008 chỉ được xuất sang thị trường duy nhất là Mỹ (thị trường khó tính) thì năm 2009 đã mở rộng sang thị trường Nhật Bản và đến nay Hàn Quốc, Chile và New Zealand cũng đã chấp nhận nhập thanh long Việt Nam.

Cũng vậy, trái xoài hiện đã xuất được vào Hàn Quốc, New Zealand và nhiều khả năng sẽ được Mỹ, Nhật Bản và Úc chấp nhận nhập khẩu trong năm 2014 và 2015. Chôm chôm hiện cũng được một số doanh nghiệp của Việt Nam xuất sang Mỹ, New Zealand. Và sắp tới nhãn, vải, vú sữa… có nhiều khả năng cũng được cấp phép xuất sang Mỹ, Úc…

Tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết sắp tới hoạt động xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do sản xuất manh mún, tự phát, chất lượng trái còn thấp, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, đóng gói, chuỗi cung ứng trái cây thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả… chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ xuất khẩu.

Và do vậy, để trái cây ĐBSCL có thể cạnh tranh được, thì những hạn chế trên đây cần phải được cải thiện.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ Nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ

Nhằm khắc phục những hạn chế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ phục vụ chế biến xuất khẩu, Tiền Giang đang đưa vào áp dụng thành công một số mô hình mới: Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp cá rô phi, tôm + lúa... tại các vùng nuôi trọng điểm ven biển Gò Công.

05/05/2015
Ngư dân liên tục trúng mực cơm Ngư dân liên tục trúng mực cơm

Sau mỗi đêm ra khơi đánh bắt, ngư dân có thu nhập vài triệu đồng. Những ngày gần đây, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục trúng mực cơm.

05/05/2015
Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước thực trạng sản phẩm hành tím Vĩnh Châu gặp khó khăn đầu ra trong 2 niên vụ liên tiếp gần đây nhất, tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức lại sản xuất vùng này trong các niên vụ sắp tới.

05/05/2015
Có phải ớt hiểm thất mùa do giống đểu? Có phải ớt hiểm thất mùa do giống đểu?

Những ngày qua, hàng trăm nông dân ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” khi mà khoảng 60 ha ớt hiểm được trồng trong vụ ớt năm nay cho hoa nhiều hơn trái!

05/05/2015
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật

Xuất phát từ nhu cầu trồng trọt bằng giống cây sạch bệnh, chất lượng cao nên việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật cung cấp cho nông dân đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Bình Thuận (Sở Khoa học - Công nghệ) hiện là đơn vị đi đầu và làm chủ công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.

05/05/2015