Tràn Piano - đập dâng Văn phong được tặng giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam
Theo ông Nhân, Bộ NN&PTNT đã chọn công trình tràn Piano - đập dâng Văn Phong để tăng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” vì đây là một trong những công trình thủy lợi được thiết kế, thi công đầu tiên trong nước có chiều dài tràn phím đàn Piano lớn nhất Việt Nam và thế giới hiện nay (dài 301,75m), có năng lực xả lớn.
Đập tràn được thi công bằng công nghệ bê tông tự đầm, đây là công nghệ hoàn toàn mới;
Trong quá trình thi công, đơn vị chủ đầu tư, thiết kế, thi công đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhằm phát huy tối đa ưu điểm của công nghệ mới này vào xây dựng công trình, đảm bảo về chất lượng, mỹ thuật công trình.
Công trình đập dâng Văn Phong chính thức được bàn giao đưa vào sử dụng vào ngày 27.4.2015, đảm bảo cấp nước tưới cho 10.925 ha lúa và hoa màu của khu tưới Văn Phong;
Cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt cho người và gia súc; cải thiện môi trường sinh thái và hạn chế xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển, kết hợp phát điện.
Được biết, giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” được Bộ NN&PTNT tổ chức định kỳ 3 năm/lần, nhằm tuyên dương các cá nhân và tập thể, doanh nghiệp có các sản phẩm tiêu biểu và đóng góp tích cực cho ngành Nông nghiệp.
Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ II.2015 có tất cả 80 tập thể, cá nhân được trao giải.
Có thể bạn quan tâm
Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.
Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.
Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…