Tổng Kết Liên Minh Mật Ong Bền Vững Ia Grai
Sáng 8-11, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai đã tổ chức tổng kết Liên minh sản xuất mật ong bền vững Ia Grai.
Liên minh mật ong bền vững Ia Grai giữa Công ty TNHH Nuôi và Xuất nhập khẩu ong mật Gia Lai với Tổ hợp tác nuôi ong Ia Krái gồm 100 hộ nông dân nuôi ong trên địa bàn hai huyện Ia Grai và Chư Pah tham gia.
Ra mắt và hoạt động từ tháng 3-2012, Liên minh Mật ong bền vững Ia Grai được Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai hỗ trợ trên 3,7 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ cho nông dân trên 3,3 tỷ đồng và doanh nghiệp 398 triệu đồng.
Qua 18 tháng hoạt động đến nay đã mang lại những kết quả tích cực. Năng suất khai thác mật tăng từ 37 kg/đàn lên 40 kg/đàn. Chu kỳ quay mật trong một năm từ 12 lên 16 lần, tỷ lệ dư lượng kháng sinh giảm...
Nông dân đã bán cho doanh nghiệp 857 tấn mật ong, đạt tỷ lệ 97%. doanh nghiệp trả trước cho nông dân 30% số tiền của lô hàng và nếu không vượt quá mức dư lượng kháng sinh cho phép doanh nghiệp sẽ xuất khẩu và trả 70% số tiền còn lại.
Lợi nhuận thu được của Tổ hợp tác tăng 5,3 tỷ đồng so với trước khi tham gia Liên minh.
Có thể bạn quan tâm
Cần cù, chịu khó, ham học hỏi và biết cách ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi là bí quyết thành công của chị Nguyễn Thị Yến ở xã An Điền, TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong việc xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát, kiểm tra các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có trang trại động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cấp giấy phép chứng nhận đăng ký nuôi cho 470 trang trại với 15.615 cá thể động vật hoang dã.
Hàng loạt dự án nuôi tôm có quy mô lớn nhất nước tại tỉnh Hà Tĩnh chính thức phá sản vì “tỉnh không có đủ nguồn nhân lực”.
Trong những năm qua, thanh long Bình Thuận được xem là loại cây trồng lợi thế của tỉnh. Với giá bán cao, thanh long giúp nhiều hộ nông dân từ nghèo trở nên khá, từ khá trở nên giàu có. Và loại cây họ xương rồng này còn giải quyết lượng lao động nông nhàn tương đối lớn.
Sơ-ri là cây trồng truyền thống, thích hợp thổ nhưỡng nhiễm mặn nặng của vùng đất Gò Công (Tiền Giang). Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sơ-ri Gò Công giờ đây đã khẳng định được vị thế của mình.