Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt

Nếu dân xã Phước Thể (Tuy Phong - Bình Thuận) nuôi điệp quạt thành công cũng có nghĩa xây dựng được chương trình chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council - Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế) và truy xuất nguồn gốc xuất xứ của loài điệp quạt, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Ngư trường Bình Thuận vốn nhiều điệp quạt nên bao năm qua, loại hải sản này đã góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nhưng dù vậy, với sự khai thác quá mức, nguồn điệp quạt rồi cũng cạn kiệt dần, cụ thể như năm nay sản lượng điệp quạt sụt giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa, đến lúc nào đó điệp quạt hay các mặt hàng điệp quạt xuất khẩu của Bình Thuận sẽ không còn. Để tái tạo nguồn điệp quạt, mục tiêu đầu tiên trong nhiều mục tiêu, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng về bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp quạt tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong”. Kinh phí thực hiện gần 5,7 tỷ đồng. Trong đó, hơn 300 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, còn gần 5,4 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Công ty TNHH Hải Nam. Đề án triển khai từ tháng 10 năm nay và kéo dài đến tháng 12/2015, sắp tới, các tổ cộng đồng nuôi điệp quạt ở xã Phước Thể sẽ thành lập, điều này người dân ở xã Phước Thể đã được biết trước đó nên đang háo hức chờ ký hợp đồng, nhận con giống thả nuôi tại 4 điểm đã định có tọa độ ven theo bờ biển. Vùng biển ven bờ Phước Thể có nhiều rạn san hô... môi trường nước phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của loài địêp quạt nên nhiều người hy vọng sẽ cho sản lượng cao khi đến thời điểm khai thác.
Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, những năm qua, từ nguồn điệp quạt, công ty sản xuất, chế biến thành những sản phẩm xuất khẩu. Bây giờ, điệp quạt cạn kiệt, công ty có trách nhiệm hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng vùng nuôi điệp quạt tập trung. Qua việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp quạt này, người dân có thêm thu nhập, công ty có vùng nguyên liệu ổn định để thực hiện các đơn hàng. Hơn thế, với vùng nuôi tập trung, có người quản lý, theo dõi... điệp quạt sau khi khai thác, chế biến sẽ bảo đảm sạch, đáp ứng các yếu tố cho việc xây dựng thành công chương trình chứng nhận MSC cũng như truy được xuất xứ nguồn gốc loài điệp quạt. Từ đó, giá trị con điệp quạt được nâng lên, không chỉ bán được giá cao mà cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng nhiều.
Nhưng cái được nhiều hơn hết của đề án này là thí điểm phân cấp quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản cho địa phương và cộng đồng ngư dân mà điệp quạt được triển khai đầu tiên theo Nghị định số 33/2010 của Chính phủ. Thông qua đó, nâng cao năng lực hoạt động và ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái vùng biển, thông qua các chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ... mà mục đích cuối cùng là tạo các mô hình sinh kế mới cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện diện tích trồng rau an toàn của TP Hà Nội đã đạt hơn năm nghìn ha và sản lượng đáp ứng gần 100% nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam, xuất khẩu điều năm 2015 có thể đạt hơn 300.000 tấn với trị giá 2,25 tỷ USD. Trong khi các mặt hàng khác như cà phê, gạo đều giảm cả về kim ngạch lẫn sản lượng.
Ngày 11/9, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm nay, do nhu cầu của thế giới tăng cao, nên giá tiêu xuất khẩu cao chưa từng thấy. Giá hạt tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 9.300 - 9.700 USD/tấn.

é cửa hầm nhìn ra bên ngoài, ông Sáng kinh hoàng nhìn thấy đạn tiểu liên, trung liên và cả mảnh đạn đại liên găm nát thân tàu...

“Trong ngày 11-9, tổng cộng có sáu tàu cá của tỉnh Kiên Giang bị cướp biển tấn công khiến một người chết tại chỗ và hai người khác bị thương.