Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú

Tôm nuôi ở Ấn Độ đang mở rộng thị phần ở Nhật Bản
Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá.
Tôm chân trắng Ấn Độ đang dần thay thế tôm NK từ Thái Lan (quốc gia vừa phải chịu hậu quả nặng nề của lũ lụt) và cạnh tranh với tôm sú có cỡ lớn hơn và giá đắt hơn.
Từ đầu tháng 9 năm nay, Aeon Co. - tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn nhất Nhật Bản, đã bắt đầu bán tôm chân trắng Ấn Độ tại các hệ thống siêu thị của họ. Tập đoàn cho biết đã quyết định kinh doanh sản phẩm tôm chân trắng Ấn Độ cỡ lớn và giá tương đối rẻ để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Công ty Inageya Co. cũng bắt đầu bổ sung tôm chân trắng Ấn Độ vào dây chuyền sản xuất tôm trong tháng 12 năm nay.
Sự hỗ trợ của chính phủ
Ấn Độ đã từng nuôi tôm sú nhưng chính phủ nước này đã chuyển hướng sang tôm chân trắng – loài tôm có khả năng kháng bệnh tốt nhất và dễ nuôi. Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, nay Ấn Độ đã có thể nuôi tôm chân trắng thương phẩm. Các trại nuôi cũng đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng từ năm ngoái.
Tôm chân trắng thường có trọng lượng từ 13 - 15 gam/con, nhẹ hơn tôm sú khoảng 10 gam. Tuy nhiên tôm chân trắng Ấn Độ lại có cỡ tương đương và các cỡ lớn hơn chủ yếu được dùng cho các món rán.
Người nuôi đã giảm 50% lượng tôm con ở các ao nuôi để chúng có nhiều ôxy hơn và kích cỡ lớn hơn. Tôm chân trắng Ấn Độ được bán với giá 29 - 39 yên/con ở các siêu thị ở Tôkyô và các vùng lân cận với giá rẻ hơn tôm sú khoảng 10%.
Ở Nhật Bản, tôm chân trắng thường được bán cho các hãng bán lẻ và tôm sú được bán cho các nhà hàng. Tuy nhiên nhà kinh doanh sản phẩm thủy sản Nosui Corp. dự kiến sẽ chào tôm chân trắng Ấn Độ cho các nhà hàng.
Hàng năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn tôm chân trắng. Thái Lan là nguồn cung tôm chân trắng lớn nhất cho Nhật Bản với 54.000 tấn năm ngoái. Tiêu thụ tôm sú của Nhật Bản đạt khoảng 60.000 tấn/năm. Các nước XK chính cho Nhật Bản là Việt Nam và Inđônêxia.
Lũ lụt ở Thái Lan
Lũ lụt ở Thái Lan đã làm rối loạn nguồn cung và tăng lo ngại về giảm nguồn cung tôm chân trắng. Mặt khác, sản lượng từ Ấn Độ dự kiến tăng từ 18.000 tấn trong năm tài chính 2010 lên trên 50.000 tấn trong năm tài chính 2011.
Nguồn cung tôm chân trắng từ Ấn Độ sang Nhật Bản chỉ đạt khoảng 300 tấn trong năm tài chính 2010 nhưng chỉ riêng trong tháng 8/2011, khối lượng đã đạt 500 tấn, dự kiến cả năm đạt khoảng 2.000 tấn. Tôm chân trắng Ấn Độ cung cấp cho Nhật Bản có thể tăng hơn nữa vào cuối năm này.
Có thể bạn quan tâm

Đến đầu tháng 9, diện tích thả tôm nuôi của tỉnh Kiên Giang hơn 98.410 ha, vượt 9,34% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp 1.528 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến gần 20.000 ha và còn lại là tôm - lúa. Sản lượng thu hoạch tôm nuôi hơn 32.400 tấn, đạt gần 58% kế hoạch, bằng 99% so cùng kỳ.

Trong năm 2015, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cung ứng cho các cơ sở nuôi tôm tại Việt Nam khoảng 20 tỷ con tôm giống.

Thời gian gần đây, giá cá sấu thương phẩm trên thị trường ổn định, người nuôi có lãi nên mô hình nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia đình đang được nhân rộng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, quản lý đối tượng nuôi này đang còn nhiều kẽ hở, trở thành nỗi lo cho người dân.

Ngày 27 - 29/8/2015, Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Long An đã tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”.

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) cho biết, 3 năm qua, sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng 7,5 lần. Con số này sẽ không dừng lại khi thuế suất nhập khẩu thịt sẽ được giảm theo cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU.