Mô Hình Trồng Gấc Xuất Khẩu Tại Bắc Giang
Do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa vụ gấc năm nay chậm hơn mọi năm gần 1 tháng, khoảng tháng 10 dương mới cho thu hoạch. Điều này đang làm bà con nhiều nơi lo lắng đến năng suất quả. Tuy nhiên, với giống và kỹ thuật trồng của mình, ông Trần Sỹ Quảng ở xã Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang khẳng định việc chậm thời vụ không ảnh hưởng đến năng suất quả trên 1 ha trồng gấc của ông.
Cây gấc là loại cây có khả năng thích nghi rộng, dễ trồng. Vì vậy cây gấc trồng được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên ông Quảng chú ý trồng gấc trên đất cát pha, đất phù sa. Theo ông, 2 loại đất này có ưu điểm là giàu dinh dưỡng, lại có thể thoát nước nhanh, rất tốt cho cây gấc, vì loại cây này không chịu được úng. Bên cạnh đó, ông còn chủ động chống úng cho gấc bằng cách thiết kế luống trồng cao ráo, và làm rãnh thoát nước. Theo ông Quảng, diện tích tối thiểu để trồng 1 gốc gấc là 20m2, 1 sào sẽ trồng được khoảng 20 cây gấc.
Để đạt năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao, chủ mô hình này chú trọng đặc biệt đến việc lựa chọn giống gấc. Những giống gấc truyền thống thường cho quả bé, nhiều gai, cùi dày thịt ít, chủ yếu để tiêu thụ nhỏ lẻ tại các chợ nội địa. Tuy nhiên, ông Quảng lại chủ động chọn các giống gấc lai cao sản của Mỹ, Úc, Canada... Loại gấc này được thị trường xuất khẩu rất ưa chuông, vì chúng có thể sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến thuốc chữa bệnh. Đây cũng là mục tiêu mà ông Quảng hướng ngay từ đầu.
Ông Quảng cho biết: “Tôi thường chọn những giống gấc mới hoặc các giống lai cao sản của nước ngoài. Chúng cho quả to, khối lượng trung bình đạt 4-5 kg/ quả, ruột màu đỏ tím, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn so giống gấc của ta."
Ngoài ra, một kỹ thuật quan trọng mà ông Quảng đầu tư nhiều công sức đó là làm giàn bằng bê tong và dây cáp điện rất chắc chắn. Vốn đầu tư làm giàn là 6-7 triệu/sào, một số vốn đầu tư khá lớn, nhưng bù lại, thời gian sử dụng từ 20-30 năm, không lo gió bão làm ảnh hưởng đến năng suất quả.
Khi làm giàn bê tông ông Quảng đã tận dụng được diện tích quanh ao của gia đình, bên trên ông trồng gấc, còn bên dưới chăn thả gà hoặc trồng cỏ. Sau mỗi vụ gấc thu hoạch, ông Quảng vẫn tận dụng được giàn để trồng các loại cây leo khác như su su, bí xanh Nhật. Biện pháp xen canh này không chỉ giúp ông tăng thu nhập mà còn giúp hạn chế sau bệnh hại gấc.
Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, ông Quảng thường xuyên thăm vườn, tỉa bớt lá già, lá úa, lá bệnh, tạo độ thoáng mát cho giàn, và cũng chủ động hạn chế sâu bệnh hại gấc.
Hiện nay thị trường xuất khẩu gấc còn khá rộng mở, giá bán ổn định từ 3-4 nghìn đồng/1 kg. Ông Quảng dự định mở rộng hơn nữa diện tích trồng gấc và giúp mọi người cùng phát triển mô hình trồng gấc xuất khẩu. Ông chia sẻ: “Tôi sẽ tiếp tục trồng cây giống gấc mình đã trồng, và truyền tải đến bà con nông dân kỹ thuật trồng gấc. Đầu ra đã có khách nước ngoài đặt mua, một mình tôi không thể cung cấp đủ.”
Ông Quảng đã đem cây gấc của mình đi rất nhiều nơi để giới thiệu tới bà con. Hiện nay ông vừa cung cấp giống gấc, vừa thu mua gấc chín. Mỗi năm ông cung cấp khoảng 10 vạn cây giống, và thu mua khoảng 100 tấn gấc. Các công ty nước ngoài đến tìm ông và đặt vấn đề hợp tác để thu mua gấc chín ngày một nhiều hơn.v
Có thể bạn quan tâm
Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.
Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.
Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.