Trồng Thâm Canh Cây Ca Cao Ở Bình Phước

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương.
Qui mô dự án thực hiện ở Bình Phước là 16ha/42 hộ, thực hiện tại 2 xã Đồng Tiến 12 ha và Đồng Tâm 4 ha, thuộc huyện Đồng Phú. Những hộ tham gia mô hình đều là những hộ chịu khó, muốn học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, có khả năng tuyền truyền cho nông dân khác… và rất tâm huyết làm giàu từ loại cây trồng này. Tham gia mô hình các hộ được Nhà nước hỗ trợ 100 % về cây giống, 50 % vật tư (phân bón, thuốc BVTV) trong năm thứ nhất, và vật tư chăm sóc hai năm tiếp theo. Ngoài ra, nông dân được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cacao, đặc biệt cách phòng trừ con mối, hiện là đối tượng gây hại cacao mạnh nhất giai đoạn mới trồng.
Đến nay, mô hình đạt kết quả khá tốt, thực hiện đúng tiến độ đề ra. Vườn cacao của các hộ sinh trưởng tốt, cây đều ra đợt đọt non mới, sâu bệnh hại không đáng kế, phòng trừ mối tốt nên gần như không ảnh hưởng gì, tỷ lệ cây sống đạt trên 98%. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên đi thăm vườn, giúp bà con cách phát hiện ra sâu bệnh phòng và xử lý kịp thời.
Việc xây dựng mô hình đã góp phần giúp bà con nông dân biết áp dụng Khoa học kỹ thuật vào việc trồng thâm canh cacao, cũng như các cây công nghiệp khác để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Bình Phước là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, diện tích cây điều rất lớn, thích hợp để trồng xen cây cacao, một loại cây ưa bóng. Vì vây, mô hình là giải pháp nâng cao thu nhập cho vườn điều một cách bền vững, hiệu quả.
Thực hiện mô hình góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế xói mòn, góp phần điều hòa môi trường sinh thái, tạo thêm công ăn việc làm, tạo một tập quán canh tác mới, từng bước thay đổi nhận thức chỉ thâm canh một loại cây của nông dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người nông dân theo đúng chủ trương phát triển của một xã nông thôn mới.
Tuyên truyền nhân rộng diện tích trồng cacao của tỉnh, phù hợp định hướng mở rộng diện tích cacao theo chủ trương của Sở nông nghiệp và Bộ Nông nghiệp. Hơn nữa, nó còn góp phần tạo thêm thương hiệu Bình Phước, một tỉnh không chỉ với sản phẩm nông nghiệp là điều, tiêu, cà phê, cao su mà trong thời gian gần nhất sẽ còn là ca cao
Có thể bạn quan tâm

Chị Lương Mỹ Phương, Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vừa thực hiện thành công đề tài cấp cơ sở “So sánh năng suất và hiệu quả trồng nấm rơm (NR) từ nguyên liệu rơm và rơm phối trộn với lục bình vụ đông xuân 2014 - 2015 tại huyện Phú Tân”.

Đầu tháng 11, cà phê bắt đầu chín rộ, nông dân trồng cà phê các huyện Thuận Châu, Mai Sơn và Thành phố đang khẩn trương thu hái. Năm nay, cà phê được mùa, năng suất bình quân ước đạt 12 tấn/ha, sản lượng trên 100.000 tấn cà phê quả

Năm 2010, trong dịp đi thăm người thân ở tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Dũng, ở thôn 6, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp - Đắk Nông) tình cờ biết đến mô hình trồng cây lạc dại xen trong vườn tiêu được nhiều người dân tại đây áp dụng.

Ngày 10/11, một số nhà vườn có khoai tây vừa được thu hoạch tại Đà Lạt cho biết, hiện thương lái đang thu mua khoai tây loại 1 tại vườn với giá 18.000 đồng/kg, loại khoai nhỏ nhất, bị nứt có chất lượng không tốt là 7.000 đồng/kg.

Công ty cổ phần mía đường La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) cho biết, từ ngày 14-11-2015 sẽ chính thức bước vào vụ ép mía đường niên vụ 2015 - 2016