Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú

Tôm nuôi ở Ấn Độ đang mở rộng thị phần ở Nhật Bản
Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá.
Tôm chân trắng Ấn Độ đang dần thay thế tôm NK từ Thái Lan (quốc gia vừa phải chịu hậu quả nặng nề của lũ lụt) và cạnh tranh với tôm sú có cỡ lớn hơn và giá đắt hơn.
Từ đầu tháng 9 năm nay, Aeon Co. - tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn nhất Nhật Bản, đã bắt đầu bán tôm chân trắng Ấn Độ tại các hệ thống siêu thị của họ. Tập đoàn cho biết đã quyết định kinh doanh sản phẩm tôm chân trắng Ấn Độ cỡ lớn và giá tương đối rẻ để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Công ty Inageya Co. cũng bắt đầu bổ sung tôm chân trắng Ấn Độ vào dây chuyền sản xuất tôm trong tháng 12 năm nay.
Sự hỗ trợ của chính phủ
Ấn Độ đã từng nuôi tôm sú nhưng chính phủ nước này đã chuyển hướng sang tôm chân trắng – loài tôm có khả năng kháng bệnh tốt nhất và dễ nuôi. Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, nay Ấn Độ đã có thể nuôi tôm chân trắng thương phẩm. Các trại nuôi cũng đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng từ năm ngoái.
Tôm chân trắng thường có trọng lượng từ 13 - 15 gam/con, nhẹ hơn tôm sú khoảng 10 gam. Tuy nhiên tôm chân trắng Ấn Độ lại có cỡ tương đương và các cỡ lớn hơn chủ yếu được dùng cho các món rán.
Người nuôi đã giảm 50% lượng tôm con ở các ao nuôi để chúng có nhiều ôxy hơn và kích cỡ lớn hơn. Tôm chân trắng Ấn Độ được bán với giá 29 - 39 yên/con ở các siêu thị ở Tôkyô và các vùng lân cận với giá rẻ hơn tôm sú khoảng 10%.
Ở Nhật Bản, tôm chân trắng thường được bán cho các hãng bán lẻ và tôm sú được bán cho các nhà hàng. Tuy nhiên nhà kinh doanh sản phẩm thủy sản Nosui Corp. dự kiến sẽ chào tôm chân trắng Ấn Độ cho các nhà hàng.
Hàng năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn tôm chân trắng. Thái Lan là nguồn cung tôm chân trắng lớn nhất cho Nhật Bản với 54.000 tấn năm ngoái. Tiêu thụ tôm sú của Nhật Bản đạt khoảng 60.000 tấn/năm. Các nước XK chính cho Nhật Bản là Việt Nam và Inđônêxia.
Lũ lụt ở Thái Lan
Lũ lụt ở Thái Lan đã làm rối loạn nguồn cung và tăng lo ngại về giảm nguồn cung tôm chân trắng. Mặt khác, sản lượng từ Ấn Độ dự kiến tăng từ 18.000 tấn trong năm tài chính 2010 lên trên 50.000 tấn trong năm tài chính 2011.
Nguồn cung tôm chân trắng từ Ấn Độ sang Nhật Bản chỉ đạt khoảng 300 tấn trong năm tài chính 2010 nhưng chỉ riêng trong tháng 8/2011, khối lượng đã đạt 500 tấn, dự kiến cả năm đạt khoảng 2.000 tấn. Tôm chân trắng Ấn Độ cung cấp cho Nhật Bản có thể tăng hơn nữa vào cuối năm này.
Related news

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: