Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Chuyên Trứng An Toàn Sinh Học

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Chuyên Trứng An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 16/05/2012

Năm 2011, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên đã triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản chuyên trứng an toàn sinh học tại phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, với quy mô 400 con vịt Triết Giang thương phẩm và 4 hộ nông dân tham gia mô hình.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 60% chi phí con giống, 40% chi phí thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng và được tập huấn kỹ thuật hướng dẫn nuôi theo phương thức thả vườn.

Đối tượng tham gia mô hình là những hộ nông dân có diện tích vườn rộng, có xây bể nước nổi; khu vực chăn nuôi được cách ly với các gia súc, gia cầm khác để giúp việc kiểm soát dịch bệnh một cách chặt chẽ và chủ động. Vịt con được tiêm phòng các loại vắc xin và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, cán bộ hướng dẫn mô hình cho biết, trong quá trình nuôi tỷ lệ mắc các bệnh thông thường giảm hơn so với phương pháp nuôi truyền thống; vịt đồng đều ít bị còi cọc, tỷ lệ sống của vịt 13 tuần tuổi đạt 95%.

Qua theo dõi cho thấy, khối lượng sinh trưởng của vịt siêu trứng Triết Giang tại mô hình là đạt yêu cầu, tuần tuổi thứ 4 đạt 0,6 - 0,7 kg và vịt bắt đầu đẻ trứng ở tuần tuổi 13 với (sớm so với quy trình khoảng 2 tuần) với trọng lượng khoảng 1,2kg - 1,4kg; tỷ lệ đẻ đạt 50% ở 15 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 90% ở tuần tuổi thứ 17; kết quả này tương đương so với các hộ nuôi vịt thả dưới ao, hồ.

Anh Nguyễn Đức Hồng, hộ chăn nuôi giỏi tại tổ 17 phường Thịnh Đán, cho biết: tham gia mô hình anh được hỗ trợ nuôi 100 vịt đẻ; sau 30 tuần nuôi (tương đương với 7 tháng tuổi) anh thu được hơn 21.3 triệu đồng từ tiền bán trứng, trừ các khoản chi phí cho lãi 3,2 triệu đồng. Chia sẻ kinh nghiệm anh Hồng cho biết, nuôi vịt an toàn sinh học thả vườn có ưu điểm là không vất vả, dễ chăm sóc; vịt ít bị bệnh và tỷ lệ hao hụt thấp, vịt bị mất mát cũng thấp hơn so với nuôi vịt thả đồng. Điều quan trọng hàng đầu là phải tiêm phòng vắc xin dịch tả cho vịt đủ 3 lần; hàng tháng vệ sinh vườn, chuồng nuôi 3 - 4 lần, quét vôi hoặc phun thuốc sát trùng xung quanh và nền chuồng để diệt trùng. Do nuôi vịt trên cạn cần chọn loại thức ăn có chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi, giai đoạn của vịt; cứ 1 - 2 ngày phải thay nước bể để cho vịt có nuớc sạch để uống và tắm thì vịt sẽ đỡ bị hôi và không ảnh hưởng tới chất lượng trứng.

Giống vịt Triết Giang có nhiều ưu điểm so với các giống vịt chuyên trứng được nuôi tại địa phương: vịt Triết Giang cho sản lượng trứng cao hơn năng suất trứng của vịt Cỏ, tương đương với năng suất trứng của các giống vịt siêu trứng khác như Khaki Campbell và CV 2000. Ngoài ra, trọng lượng của vịt Triết Giang cho đẻ khá nhỏ (khoảng 1,2 - 1,4 kg/con) nên tiêu tốn thức ăn ít hơn.

Những năm gần đây dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1 liên tiếp sẩy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và có diễn biến phức tạp; môi trường chăn nuôi đang bị ô nhiễm, mầm bệnh có sẵn và dễ dàng phát tán trong các ao, hồ, đầm, đồng ruộng... Mô hình chăn nuôi vịt chuyên trứng Triết Giang theo phương pháp an toàn sinh học bước đầu thành công đã giúp khắc phục được những tồn tại trên.

Mô hình chăn nuôi vịt chuyên trứng Triết Giang theo phương pháp an toàn sinh học rất phù hợp điều kiện chăn nuôi của các hộ nông dân của phường Thịnh Đán cũng như trên toàn địa bàn TP. Thái Nguyên. Phương thức nuôi này cũng áp dụng rất tốt đối với các tỉnh trung du, miền núi và những vùng không có nhiều diện tích mặt nước. Mô hình cần được nhân rộng nhằm đảm bảo được sự an toàn trong việc phòng chống dịch bệnh và góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...

23/06/2015
Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, đoàn kết, khắc phục khó khăn, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

23/06/2015
Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

23/06/2015
Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

23/06/2015
Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.

23/06/2015