Toàn tỉnh có hơn 11.516 ha cây trồng bị hạn hán
Theo ước tính, có khoảng 11.111 ha cà phê và 74 ha lúa nước sẽ bị giảm năng suất mạnh hoặc mất mùa. Các địa phương hạn hán nhiều nhất là Krông Nô, Đắk Mil, Chư Jút, Đắk Song… Tính đến nay, các địa phương này hầu như vẫn chưa có mưa và mực nước tại các sông, suối, ao, hồ đã xuống mức rất thấp hoặc đã cạn kiệt.
Cũng theo UBND tỉnh, trong vòng 20 ngày tới, nếu tại các địa phương bị hạn hán mạnh không xuất hiện mưa thì tình trạng thiếu nước tưới sẽ còn trầm trọng hơn, diện tích cây trồng bị thiệt hại sẽ còn tăng cao hơn nữa. Để đối phó với tình hình này, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp chống hạn, khắc phục mọi khó khăn để tăng nguồn nước phục vụ tưới tiêu.
Có thể bạn quan tâm
Các xã ven đê thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) có gần 700 ha ngô và đay đã được chuyển sang trồng chuối tiêu hồng.
Trong thời gian tới, những hộ dân nuôi trồng thủy sản tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho con tôm, cá tra sẽ nhận được tiền bồi thường thấp hơn trước đây.
Ngày 31-3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cùng một số đơn vị liên quan tổ chức thả cá bản địa về tự nhiên nhân Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam 1/4/1959 - 1/4/2013.
Chiều 29-3, ông Huỳnh Văn Quân, Phó Chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, khoai lang tím Nhật đang được thương lái thu mua để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá từ 570.000 - 600.000 đồng/tạ; dù mức giá đã giảm khoảng 400.000 - 500.000 đồng/tạ so thời điểm đầu tháng 2-2013, nhưng vẫn còn cao đảm bảo nông dân có lãi.
Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.