Tiền Giang Xuất Hơn 12 Triệu Trứng Chim Cút Sang Nhật Bản
Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.
Hiện nay, trung bình mỗi tháng, trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ và Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất khoảng 2 container với khoảng 2 triệu quả trứng cút đóng lon sang Nhật Bản.
Theo ông Hồ, đây là thành quả của 4 năm chuẩn bị của trang trại để đưa được trứng cút sang Nhật Bản, vốn là thị trường khó tính và đòi hỏi cao về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiêu chuẩn phía Nhật Bản đặt ra rất nghiêm ngặt như trứng chim cút sau khi luộc xong lòng đỏ phải nằm giữa trứng (thay vì nằm lệch một bên) và không có dư lượng kháng sinh, trứng đóng lon sau khi mở ra sử dụng lòng đỏ không được có màng màu đen...
Ông Trần Nguyễn Hồ cho biết, tuy nhu cầu nhập khẩu trứng cút đóng lon của Nhật Bản rất lớn, nhưng hiện tại chỉ có trang trại Nguyễn Hồ là đủ điều kiện xuất trứng cút đóng lon sang thị trường này. Đặc biệt, một khi trứng cút của ông đã thâm nhập được thị trường khó tính như Nhật Bản coi như đã có “giấy thông hành” xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được mọi người nể phục và phong cho biệt danh là “Vua cút” miền Tây, với mô hình nuôi chim cút theo quy mô trang trại công nghiệp, sạch và an toàn sinh học, đồng thời là điển hình về cách làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa ở địa phương.
Từ vài chục nghìn con chim cút đẻ ban đầu, đến nay, trang trại của ông đã có trên 60.000 con. Chim cút ở trang trại của ông được nuôi theo quy trình an toàn sinh học, hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh. Hàng ngày, thức ăn, nước uống cho đàn chim cút đều có sổ sách ghi chép cẩn thận; việc phòng bệnh cho đàn cút được thực hiện bằng kháng sinh sinh học được chiết xuất từ thực vật.
Hiện tại, mỗi ngày trang trại Nguyễn Hồ cung cấp cho thị trường trên 100.000 trứng cút, chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, với giá bán bình quân 350 đồng/trứng, ông thu về từ 1 đến 1,2 tỷ đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đặng Kim Lưu – Chủ nhiệm HTX Đông Thịnh, Diễn Thịnh cho biết: Gia đinh ông thu hoạch 2 sào ngô NK 7328 cho năng suất 2,9 tạ/sào (5,8 tấn/ha) cao hơn năm trước 0,5 tạ/sào; bán giá 6.500đ/kg, trừ các khoản chi phí còn lãi 1,5 triệu/sào.
Hiện Đồng Nai cung cấp cho thị trường TP.HCM trung bình 4.000 con heo/ngày. Người nông dân đã tăng đàn nên đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường dồi dào. Ngoài ra, đến nay các doanh nghiệp đã hoàn thành việc mua thịt heo để dự trữ chế biến phục vụ dịp tết. Dự báo từ nay đến cuối năm giá heo không biến động nhiều.
Ngày 8-12, lô hàng nhãn tươi đầu tiên của Công ty Ánh Dương Sao (TP.HCM) sẽ được xử lý chiếu xạ và xuất khẩu sang Mỹ bằng đường hàng không. Tiếp theo công ty này, 3-4 doanh nghiệp khác cũng đang chuẩn bị đưa nhãn VN vào Mỹ bằng cả đường hàng không và đường biển.
Sản phẩm từ cơ sở sản xuất này nổi tiếng thơm ngon nhưng trước sự cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm được sản xuất công nghiệp, các sản phẩm ở làng nghề truyền thống nói chung và cơ sở sản xuất Tư Tài nói riêng đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nhất là về mẫu mã và giá cả.
TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.