Toàn tỉnh có hơn 11.516 ha cây trồng bị hạn hán
Theo ước tính, có khoảng 11.111 ha cà phê và 74 ha lúa nước sẽ bị giảm năng suất mạnh hoặc mất mùa. Các địa phương hạn hán nhiều nhất là Krông Nô, Đắk Mil, Chư Jút, Đắk Song… Tính đến nay, các địa phương này hầu như vẫn chưa có mưa và mực nước tại các sông, suối, ao, hồ đã xuống mức rất thấp hoặc đã cạn kiệt.
Cũng theo UBND tỉnh, trong vòng 20 ngày tới, nếu tại các địa phương bị hạn hán mạnh không xuất hiện mưa thì tình trạng thiếu nước tưới sẽ còn trầm trọng hơn, diện tích cây trồng bị thiệt hại sẽ còn tăng cao hơn nữa. Để đối phó với tình hình này, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp chống hạn, khắc phục mọi khó khăn để tăng nguồn nước phục vụ tưới tiêu.
Related news
Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.
Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.
Trái với mọi năm, sau đợt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng thường hút hàng với giá khá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm trong thời gian dài. Tuy nhiên, năm nay tôm thẻ chân trắng đang rớt giá thê thảm dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều than thiếu nguyên liệu và hầu hết tôm thẻ chân trắng ở miền Trung lẫn miền Tây vẫn đang nằm trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành.
UBND huyện Tuy An và Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên đã tiến hành quy hoạch 40ha trên đầm Ô Loan để thực hiện mô hình thả nuôi sò huyết.
Việc thí điểm phát triển chăn nuôi (PTCN) bò sữa theo vùng (từ năm 2008 đến 2010) tại Hà Nội thành công đã khẳng định với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội thì PTCN theo vùng, quy mô lớn ngoài khu dân cư là hướng đi tốt. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tham mưu đề xuất Chương trình PTCN theo vùng, xã trọng điểm và PTCN quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011 - 2015 và đã được UBND thành phố phê duyệt.