Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả
Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.
Những năm trước đây, người nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 chủ yếu là nuôi tự phát, chưa có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm chung. Do vậy, dịch bệnh thường xuyên lây lan, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi tôm toàn vùng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, 20 hộ nuôi (với tổng diện tích 22,7 ha) đã bàn bạc và thống nhất thành lập Tổ NTATBV. Theo đó, các hộ thống nhất chia sẻ kinh nghiệm từ khâu chọn giống, biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh… tất cả đều được thực hiện triệt để, đồng loạt để đảm bảo mỗi hộ tham gia đều nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các thành viên trong tổ.
Các hộ thành viên đều được tham gia các lớp tập huấn về nuôi tôm an toàn, bền vững do Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh, các công ty cung cấp giống, thức ăn tổ chức. Anh Võ Văn Sơn, Tổ trưởng Tổ NTATBV chia sẻ: Từ khi tham gia tổ, giữa các hộ có sự gắn bó, đoàn kết, thực hiện đúng cam kết, các điều khoản mà tổ đề ra từ đầu. Mỗi tháng tổ họp bàn, chia sẻ kinh nghiệm 2 lần, có kế hoạch phân công nhân lực thay phiên nhau cùng chăm sóc và bảo vệ tôm nuôi, hạn chế tình trạng thất thoát, tăng hiệu quả.
Nhờ sự liên minh, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong Tổ NTATBV, năng suất nuôi tôm của các hộ tham gia đều đạt cao hơn so với việc hoạt động riêng lẻ. Năng suất tôm thẻ bình quân của mỗi hộ đạt trên 15 tấn/ha, tỷ lệ tôm bị dịch bệnh thấp, doanh thu đạt khoảng 700 triệu đồng/ha/vụ.
Anh Nguyễn Thái Đạo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Dinh cho biết: Sự liên kết này cũng giúp cho các cơ quan chức năng, địa phương thuận lợi hơn trong quản lý, và xử lý bệnh cho tôm mỗi khi có dịch bệnh xảy ra. Đây cũng là hình thức hợp tác góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vì cộng đồng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cho chính các hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Trạm Khuyến nông Tây Sơn (Bình Định) vừa triển khai mô hình (MH) “Nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con” tại hộ ông Hồ Xuân Dũng ở thôn An Vinh 1, xã Tây Vinh với quy mô 5 con bê lai F1 thuộc giống bò BBB - giống bò siêu thịt của Bỉ.
Lựa chọn giống gà Bình Định nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học để phát triển kinh tế, anh Hồ Phú ở khu phố 2, phường Thác Mơ (Phước Long, Bình Phước) đang dần gầy dựng thương hiệu gà uy tín, chất lượng với các hệ thống nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thị xã.
Sau hơn 1 năm đưa vào sản xuất ở 2 xã Đức Hương và Hương Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), cây chanh leo đang khẳng định giá trị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác với mức thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm.
Trong khi nhiều nông dân ở Cà Mau đang vỡ nợ vì nuôi tôm công nghiệp, phải cầm cố ruộng đất hoặc bỏ xứ đi làm ăn xa thì không ít người vẫn thành công từ con tôm nhờ áp dụng mô hình nuôi lót bạt trên ao nhỏ.
Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.