Hơn 1.000 Ha Lúa Thu – Mùa Bị Sâu Cuốn Lá Nhỏ Gây Hại

Hiện nay, các trà lúa mùa đang phát triển tốt, phần lớn diện tích đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, tính đến ngày 29-7, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4, lứa 5 đã xuất hiện và gây hại trên tất cả các trà lúa mùa trong tỉnh, với tổng diện tích nhiễm 1.070 ha; trong đó diện tích nhiễm nặng là 36 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Nga Sơn, Như Xuân, Quảng Xương, Thiệu Hóa; với mật độ sâu trung bình từ 5-10 con/m2, nơi cao từ 50-80 con/m2.
Để phòng, trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa, Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với trạm BVTV, cùng chính quyền các huyện triển khai các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả, như: Tuyên truyền cho bà con nông dân và các cán bộ nông nghiệp cơ sở thường xuyên thăm đồng, nhằm phát hiện kịp thời nơi phát sinh ổ sâu mới và nắm bắt tình hình diễn biến sâu, bệnh để có cách phòng trừ phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Hiện nay, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4, lưa 5 đã vào nhộng, nên các biện pháp phun, trừ bằng thuốc hóa học sẽ kém hiệu quả, bởi vậy bà con nông dân nên tích cực áp dụng các biện pháp thủ công như: ngắt ổ sâu và trứng sâu, hoặc dùng nhành cây để phát các ổ sâu trên lá...
Cùng với đó, theo dõi, bám sát đồng ruộng nhằm phát hiện sớm diện tích sâu cuốn lá lứa 6 mới nở để có biện pháp phun, trừ kịp thời.
* Thời gian qua, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển của một số đối tượng sâu và hiện ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đều có diện tích lúa mùa bị nhiễm sâu cuốn lá. Trong đó, phổ biến từ 15 đến 20 con/m2, có nơi nhiễm mật độ từ 40 đến 50 con/m2; sâu đang ở tuổi 1, tuổi 2 và tiếp tục nở.
Trước thực trạng đó, huyện Thiệu Hóa đã cử cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông huyện, trạm BVTV huyện theo dõi, phối hợp với các xã, thị trấn chỉ đạo, tuyên truyền để nông dân đẩy mạnh chăm sóc, phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa mùa.
Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, thường xuyên cập nhật, dự báo tình hình sâu bệnh hại lúa trên địa bàn và hướng dẫn cho nông dân phun trừ sâu. Huyện khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc phun phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa, như: Virtaco 40 WG, Clever 150 SC, Dylan 2 EC, Sunpet 300 WG, Voiduc 58 EC... Các xí nghiệp thủy nông phối hợp với các xã, thị trấn bảo đảm nước tưới phục vụ phát triển cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...

Từ chỗ áp dụng bón phân viên nén dúi sâu trên diện tích 5 ha năm 2008, qua đúc rút kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tiền mua 24 máy ép phân, đến vụ xuân 2012, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã nhân rộng diện tích bón phân viên nén dúi sâu lên gần 2.000 ha.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).