Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả
Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.
Những năm trước đây, người nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 chủ yếu là nuôi tự phát, chưa có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm chung. Do vậy, dịch bệnh thường xuyên lây lan, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi tôm toàn vùng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, 20 hộ nuôi (với tổng diện tích 22,7 ha) đã bàn bạc và thống nhất thành lập Tổ NTATBV. Theo đó, các hộ thống nhất chia sẻ kinh nghiệm từ khâu chọn giống, biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh… tất cả đều được thực hiện triệt để, đồng loạt để đảm bảo mỗi hộ tham gia đều nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các thành viên trong tổ.
Các hộ thành viên đều được tham gia các lớp tập huấn về nuôi tôm an toàn, bền vững do Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh, các công ty cung cấp giống, thức ăn tổ chức. Anh Võ Văn Sơn, Tổ trưởng Tổ NTATBV chia sẻ: Từ khi tham gia tổ, giữa các hộ có sự gắn bó, đoàn kết, thực hiện đúng cam kết, các điều khoản mà tổ đề ra từ đầu. Mỗi tháng tổ họp bàn, chia sẻ kinh nghiệm 2 lần, có kế hoạch phân công nhân lực thay phiên nhau cùng chăm sóc và bảo vệ tôm nuôi, hạn chế tình trạng thất thoát, tăng hiệu quả.
Nhờ sự liên minh, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong Tổ NTATBV, năng suất nuôi tôm của các hộ tham gia đều đạt cao hơn so với việc hoạt động riêng lẻ. Năng suất tôm thẻ bình quân của mỗi hộ đạt trên 15 tấn/ha, tỷ lệ tôm bị dịch bệnh thấp, doanh thu đạt khoảng 700 triệu đồng/ha/vụ.
Anh Nguyễn Thái Đạo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Dinh cho biết: Sự liên kết này cũng giúp cho các cơ quan chức năng, địa phương thuận lợi hơn trong quản lý, và xử lý bệnh cho tôm mỗi khi có dịch bệnh xảy ra. Đây cũng là hình thức hợp tác góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vì cộng đồng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cho chính các hộ tham gia.
Related news
Trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - khẳng định việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) chưa ảnh hưởng nhiều đến các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải bám sát diễn biến thị trường để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc. Các thị trường truyền thống, lợi thế trước đây bị đánh mất vào tay các nước xuất khẩu khác.
Theo các đại lý thu mua cau tại huyện Sơn Tây, giá cau tăng đột biến vì ngoài thị trường tiêu thụ truyền thống ở Trung Quốc thì năm nay cau còn được xuất sang Ấn Độ.
Xuất khẩu điều hiện đang rất khả quan, đến nay đã xuất khẩu được 215.000 tấn nhân điều các loại, kim ngạch 1,56 tỷ USD (tăng 9% về lượng và 22% về kim ngạch so với cùng kỳ).