Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Các Mô Hình Sản Xuất Công Nghệ Cao Góp Phần Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Phát Triển Các Mô Hình Sản Xuất Công Nghệ Cao Góp Phần Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
Ngày đăng: 30/07/2014

Nhờ có chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư hiệu quả, huyện Yên Định đã có hai tổ chức đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống nhà lưới hiện đại để áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Từ tháng 3 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp VietGAP đã đầu tư hệ thống nhà lưới tại xã Yên Phong và Yên Ninh để sản xuất hoa, ươm giống rau và canh tác các loại rau hàng hóa trái mùa với tổng diện tích 4,2 ha. Tuy mới đi vào hoạt động, song các cơ sở của công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 300.000 cành cúc, 2.000 chậu hoa dạ yến thảo...

Hiện các kỹ sư của công ty đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm giống cà chua ghép từ gốc cà pháo địa phương, cho năng suất cao gấp nhiều lần cà chua bình thường, lại kháng bệnh tốt. Hiện công ty đang  giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động.

Cùng với đó, gia đình anh Nguyễn Xuân Đồng, thị trấn Quán Lào đang đầu tư mô hình nhà lưới tại thôn 11, xã Yên Thọ với diện tích 1.200 m2, với số vốn khoảng 500 triệu đồng. Dự kiến nhà lưới này sẽ có hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống phun sương làm ẩm để trồng các loại dưa có giá trị kinh tế cao...

 Ngoài ra, gia đình anh Đồng còn đấu thầu 15 ha đất, đã và đang đầu tư chuyên canh các loại cây trồng hàng hóa theo hướng áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Những mô hình nông nghiệp này đang góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà ngành nông nghiệp đang triển khai.

* Trong thời gian qua, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa đã liên kết với nông dân các huyện: Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Hoằng Hóa, Nông Cống... xây dựng các mô hình nuôi cá rô phi với diện tích 320 ha/vụ/năm. Triển khai mô hình liên kết này, công ty đã cung ứng con giống, thức ăn, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng kỹ thuật nuôi  và bao tiêu sản phẩm.

Các hộ dân tham gia mô hình này thu lãi từ 80 đến 90 triệu đồng/ha/năm. Mô hình này tạo việc làm cho khoảng từ 250 đến 300 lao động, thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Tại xã Trường Giang (Nông Cống), công ty đã triển khai mô hình này với quy mô 20 ha; năm 2013 sản lượng cá xuất khẩu đạt 500 tấn, dự kiến năm 2014 đạt hơn 1.000 tấn.

Mô hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên khai thác mặt nước, đất đai; đặc biệt là những vùng đất ngập nước, đất bị nhiễm chua, mặn không phù hợp cho trồng lúa và các loại cây trồng khác góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

* Thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ khoa học -  kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân.

Từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện 7 mô hình trình diễn giống lúa lai trên địa bàn các xã Thọ Bình, Khuyến Nông, Hợp Tiến, Minh Dân, Thọ Phú, Thọ Vực. Huyện phối hợp với Công ty Sufe phốt phát Lâm Thao thử nghiệm 3 mô hình sử dụng phân NPK khép kín bón lúa; 2 mô hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với vùng thường xuyên bị ngập lụt tại xã Hợp Tiến và Dân Quyền; với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh bằng cây keo lai tại xã Triệu Thành và trồng cây ngô chuyển từ đất lúa kém hiệu quả tại xã Thọ Bình.

Trong vụ mùa năm 2014, huyện đã thực hiện cánh đồng mẫu lớn với 20 ha ở xã Đồng Tiến và 40 ha ở xã Thọ Bình. Để phát huy hiệu quả các mô hình triển khai trên địa bàn, huyện Triệu Sơn đã tổ chức 42 lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây trồng cho 2.800 lượt người tham gia.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân

Với khát vọng nâng tầm tôm Việt, sau 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm, năm 2015 Tập đoàn Việt - Úc đã triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình tiên phong, hiện đại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được Bộ NN&PTNT đánh giá cao. Mô hình đã khẳng định tính ưu việt qua một vụ mùa thắng lợi được đánh dấu bằng lễ thu hoạch tôm.

16/07/2015
Một số khó khăn trong nhân rộng mô hình VietGAP thủy sản Một số khó khăn trong nhân rộng mô hình VietGAP thủy sản

Thực hiện nuôi trồng, sản xuất thủy sản hướng VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch và có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường; tuy nhiên, để phát triển đại trà thì chưa thực sự dễ dàng.

16/07/2015
Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản

Bên cạnh các yếu tố về môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến tình hình thả nuôi thủy sản (tôm sú và thẻ chân trắng), thì vai trò giống thủy sản là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công trong mỗi vụ nuôi. Vì vậy việc đảm bảo con giống đạt chất lượng (qua kiểm dịch) đến tay người nuôi luôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặc biệt quan tâm.

16/07/2015
Cá ruội Cô Tô Cá ruội Cô Tô

Cô Tô (Quảng Ninh) được thiên nhiên ưu đãi với ngư trường đánh bắt thuận lợi, sản lượng hải sản khá dồi dào, trong đó có loài cá ruội. Sản phẩm cá ruội khô được chế biến trong điều kiện nguyên liệu tươi, với bàn tay khéo léo và lành nghề của người dân địa phương, trong điều kiện tự nhiên về nắng gió, không khí trong lành của biển đảo nên có hương vị đặc biệt.

16/07/2015
Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5 Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5

Trong cơ cấu thị trường XK, Australia chỉ chiếm 2,4% nhưng XK sang thị trường này năm nay tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, XK cua ghẹ từ Việt Nam sang Australia đạt 889 nghìn USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, XK cua ghẹ sang Australia tăng 236,5%.

16/07/2015