Tiêu thụ nông sản gặp khó do thiếu liên kết

Muốn tiêu thụ ổn định, nông sản Việt Nam có chất lượng tốt
Đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trái cây là sản phẩm thường xuyên bị mất giá tại thị trường nội địa, nhất là khi vào chính vụ.
Trong khi đó, hàng ngày, một lượng lớn trái cây tươi vẫn được nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam tiêu thụ.
So với Thái Lan, trái cây Việt Nam khó cạnh tranh bởi thiếu sự đầu tư về mẫu mã, quy trình đóng gói, chất lượng không đồng đều.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy: 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 95 triệu USD các mặt hàng rau quả từ Thái Lan, vượt qua kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc (khoảng 79 triệu USD) - địa chỉ cung cấp rau quả tươi truyền thống của Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ nông sản Thủ Đức - nguyên nhân của thực trạng trên do trái cây Việt Nam chất lượng chưa cao, hình thức không hấp dẫn.
Đơn cử như xoài cát Hòa Lộc, dù thương hiệu đã được khẳng định nhưng sản phẩm đạt chất lượng cao rất ít (khoảng 30%).
Bên cạnh khâu sản xuất, khâu vận chuyển cũng đáng lo ngại. Nhiều nông sản bị hư hại trong quá trình vận chuyển, không được khách hàng chấp nhận, buộc phải bán tháo với giá rẻ mạt.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit - cho rằng:
Người nông dân cần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản để đủ điều kiện tiếp cận hệ thống phân phối, ổn định đầu ra.
Các kênh phân phối sẽ đón nhận các mặt hàng nếu người sản xuất cam kết được chất lượng, sản lượng.
Lâu nay, nhiều nông sản đưa ra thị trường có nguồn từ hộ sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều nên giá trị thấp. Khi đó, nông sản sẽ khó tiếp cận với kênh bán hàng hiện đại.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công thương Cần Thơ - đề xuất: Nông dân và cả DN phải thay đổi quan điểm kinh doanh để tháo gỡ “nút thắt” trong chuỗi cung ứng.
Không thể tồn tại mãi điệp khúc: Giá nông sản xuống thấp - DN không mua, giá lên nông dân “bẻ kèo” không bán cho DN như cam kết.
Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh khuyến nghị: Người nông dân nên sản xuất, chế biến nông sản theo mô hình hợp tác xã để có thể cung ứng cho thị trường sản lượng lớn, chất lượng đồng nhất.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các mối liên kết: Nông dân với DN tiêu thụ, DN chế biến; DN sản xuất quy mô nhỏ và DN sản xuất quy mô lớn, hệ thống phân phối, thị trường.
Các bên có thể liên kết với nhau để giải quyết vấn đề sản xuất, nguồn nguyên liệu và thị trường…
Người nông dân cần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao tiêu chuẩn nông sản để đủ điều kiện tiếp cận hệ thống phân phối, ổn định đầu ra.
Siêu thị sẽ đón nhận các mặt hàng nếu người sản xuất cam kết được chất lượng, sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, người trồng chuối ở huyện U Minh (Cà Mau) vui ra mặt khi giá mặt hàng này liên tục tăng mạnh. Đáng nói, việc trồng chuối không phải bón phân, xịt thuốc và mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau chừng hơn 1 tháng nên người dân có lợi nhuận cao.

Chỉ nuôi con gà, con lợn, trồng trọt hay thả cá, nhưng đã có không ít nông dân đã trở thành những tỷ phú, thậm chí là “đại gia”. Suốt gần 1 năm phát động và tổ chức, Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, đã có rất nhiều “đại gia” nông dân xuất hiện trên Báo Nông Thôn Ngày Nay.

Mới đây, huyện Đơn Dương đã chính thức được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.

Từ con số 902 trang trại năm 2010, đến nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại vì lý do không đạt hai tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT, 876 trang trại theo tiêu chí cũ bị loại bỏ, hàng loạt nông dân muốn thành lập trang trại nhưng vấp phải tiêu chí nên đành dở dang mơ ước.