Đội Thủy Nông Theo Nước Phục Vụ Sản Xuất
Nhằm đảm bảo việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, xã Lợi Hải (Thuận Bắc), đã thành lập Đội thủy nông theo nước (TNTN) ở các thôn trên địa bàn. Qua hoạt động, các đội đã phát huy được vai trò của mình, tạo được sự tin tưởng để bà con yên tâm sản xuất, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu.
Lợi Hải có trên 980 ha diện tích trồng lúa. Trước đây, tình trạng thiếu nước sản xuất thường xuyên xảy ra, do bà con khi lấy nước vào ruộng không theo quy trình, dẫn đến tình trạng giành nhau, gây mất đoàn kết. Để khắc phục tình trạng đó, UBND xã Lợi Hải thành lập các Đội TNTN ở 6 thôn. Các đội có nhiệm vụ theo dõi về lịch đóng, mở nước của hồ Bà Râu và hồ Sông Trâu, kết hợp với Trạm Thủy nông huyện để điều tiết nước tại những cánh đồng cho phù hợp. Kết thúc mùa vụ mỗi hộ nông dân đóng góp 30.000 đồng/sào cho các Đội TNTN hoạt động.
Mỗi Đội THTN ở thông thường có từ 3-5 người, được nhân dân tín nhiệm bầu chọn. Anh Chamaléa Mẫn, Đội trưởng Đội TNTN thôn Bà Râu 1 cho biết: Các thành viên của tổ thường xuyên túc trực kiểm tra, theo dõi nước tại các cánh đồng trong suốt mùa vụ. Đặc biệt, vào những đợt hạn hán kéo dài, đồng thiếu nước phải bám ruộng cả ngày lẫn đêm để điều tiết đủ nước về các ruộng. Nếu thiếu nước đôi liên hệ với Trạm thủy nông huyện có phương án điều tiết nước bổ sung kịp thời.
Để những dòng nước chảy về chân ruộng, ngoài việc điều tiết phù hợp, các Đội TNTN còn có nhiệm vụ làm vệ sinh, khơi thông các mương nước, tránh lãng phí nguồn nước tưới. Các Đội còn có nhiệm vụ theo dõi để kịp thời thông báo cho bà con phun thuốc phòng trừ dịch bệnh.
Vụ đông- xuân vừa qua, xã Lợi Hải gieo trồng 980 ha lúa, nhờ chủ động được nguồn nước, năng suất đạt bình quân 6,5 tấn/ha. Anh Chamaléa Phách, thôn Bà Râu 1 cho biết: Năm nay, nhà mình gieo sạ 7 sào lúa, nhưng bây giờ không phải có mặt liên tục tại ruộng như mấy năm trước vì có Đội TNTN. Có đủ nước, bón phân kịp thời nên lúa cho năng suất cao.
Ông Trần Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Lợi Hải cho biết: Trong thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý các thôn củng cố, kiện toàn hoạt động Đội TNTN làm tốt hơn nữa việc điều tiết nước tưới cho các vùng để bà con yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng.
Có thể bạn quan tâm
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.
Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.
Cty FrieslandCampina Việt Nam vừa khánh thành vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam) sau gần 1 năm xây dựng.
Cty CP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco) và Cty CP Việt - Pháp SX thức ăn gia súc (Proconco) vừa phối hợp tổ chức hội nghị “Khoa học cám bổ sung Bio-zeemTM - Đột phá trong công nghệ chăn nuôi”.
Năm nay người nông dân trồng khoai sáp ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thua lỗ nặng vì khoai mất mùa, mất giá.