Lễ Trao Tặng Danh Hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ Ba-2014
Ngày 22/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba – 2014” nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
Với định kỳ 5 năm/2 lần, Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” kế thừa tiêu chí bình chọn và trao thưởng của các năm 2009 và 2012. Chỉ sau hơn 5 tháng phát động, Ban tổ chức Chương trình Bình chọn “Danh hiệu Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” đã nhận được gần 300 hồ sơ đăng ký tham gia của các tập thể, cá nhân trên cả nước. Từ đó đã chọn ra 101 tập thể, cá nhân tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của cả nước; trong đó, 10 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc nhất sẽ được nhận Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hình thức tổ chức bình chọn danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam” năm nay có nhiều điểm mới so với hai lần tổ chức trước (năm 2009 và 2012) như: không thu bất kỳ khoản phí nào đối với tập thể, cá nhân, doanh nghiệp tham gia; hồ sơ đăng ký ngắn gọn, đầy đủ, dựa trên 4 tiêu chí: hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái.
Ngoài ra, hồ sơ bình chọn danh hiệu “chất lượng vàng thủy sản Việt Nam” còn phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan quản lý ở địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Hội Nghề cá, Hiệp hội Thủy sản địa phương (nếu là thành viên).
Lễ trao tặng danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam” không chỉ cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản tích cực sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu mà còn khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế hăng say lao động sản xuất, đưa ngành thủy sản Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/le303-trao-ta323ng-danh-hieu-201cchat-luong-vang-thuy-san-vie323t-nam-la300n-thu301-ba-2014201d/
Có thể bạn quan tâm
Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.
Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.
Trang trại tổng hợp của vợ chồng anh Nguyễn Huy Hiên ở ngòi Rằn, khu 1, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ có diện tích 3 ha. Anh đầu tư mô hình chăn nuôi tổng hợp theo phương châm "cuốn chiếu", lấy ngắn nuôi dài. Mỗi năm thu được 7 tấn gia cầm, sử dụng lao động tại chỗ 5 - 6 người.
Hiện nay, nuôi giữ cá lưu đông không chỉ giúp người dân chủ động về nguồn giống chất lượng mà còn tạo điều kiện cho các hộ thâm canh tăng vụ lên 2 - 3 vụ/năm. Vì vậy, ngay khi bước vào đầu mùa rét, các hộ nuôi trồng thủy sản đã có nhiều biện pháp tích cực chăm sóc, chống rét cho cá giống.
Chiều 28/11, đoàn công tác của Ban chỉ đạo thực hiện đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi do ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại Phú Yên.