Tiêu thụ nông sản gặp khó do thiếu liên kết

Muốn tiêu thụ ổn định, nông sản Việt Nam có chất lượng tốt
Đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trái cây là sản phẩm thường xuyên bị mất giá tại thị trường nội địa, nhất là khi vào chính vụ.
Trong khi đó, hàng ngày, một lượng lớn trái cây tươi vẫn được nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam tiêu thụ.
So với Thái Lan, trái cây Việt Nam khó cạnh tranh bởi thiếu sự đầu tư về mẫu mã, quy trình đóng gói, chất lượng không đồng đều.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy: 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 95 triệu USD các mặt hàng rau quả từ Thái Lan, vượt qua kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc (khoảng 79 triệu USD) - địa chỉ cung cấp rau quả tươi truyền thống của Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ nông sản Thủ Đức - nguyên nhân của thực trạng trên do trái cây Việt Nam chất lượng chưa cao, hình thức không hấp dẫn.
Đơn cử như xoài cát Hòa Lộc, dù thương hiệu đã được khẳng định nhưng sản phẩm đạt chất lượng cao rất ít (khoảng 30%).
Bên cạnh khâu sản xuất, khâu vận chuyển cũng đáng lo ngại. Nhiều nông sản bị hư hại trong quá trình vận chuyển, không được khách hàng chấp nhận, buộc phải bán tháo với giá rẻ mạt.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit - cho rằng:
Người nông dân cần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản để đủ điều kiện tiếp cận hệ thống phân phối, ổn định đầu ra.
Các kênh phân phối sẽ đón nhận các mặt hàng nếu người sản xuất cam kết được chất lượng, sản lượng.
Lâu nay, nhiều nông sản đưa ra thị trường có nguồn từ hộ sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều nên giá trị thấp. Khi đó, nông sản sẽ khó tiếp cận với kênh bán hàng hiện đại.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công thương Cần Thơ - đề xuất: Nông dân và cả DN phải thay đổi quan điểm kinh doanh để tháo gỡ “nút thắt” trong chuỗi cung ứng.
Không thể tồn tại mãi điệp khúc: Giá nông sản xuống thấp - DN không mua, giá lên nông dân “bẻ kèo” không bán cho DN như cam kết.
Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh khuyến nghị: Người nông dân nên sản xuất, chế biến nông sản theo mô hình hợp tác xã để có thể cung ứng cho thị trường sản lượng lớn, chất lượng đồng nhất.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các mối liên kết: Nông dân với DN tiêu thụ, DN chế biến; DN sản xuất quy mô nhỏ và DN sản xuất quy mô lớn, hệ thống phân phối, thị trường.
Các bên có thể liên kết với nhau để giải quyết vấn đề sản xuất, nguồn nguyên liệu và thị trường…
Người nông dân cần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao tiêu chuẩn nông sản để đủ điều kiện tiếp cận hệ thống phân phối, ổn định đầu ra.
Siêu thị sẽ đón nhận các mặt hàng nếu người sản xuất cam kết được chất lượng, sản lượng.
Related news

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.