Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ giảm thiểu các tác động đến môi trường từ việc nuôi thủy sản trong nước. Hai bên sẽ thực hiện một dự án để đưa ra hướng dẫn giúp trang trại, cơ sở nuôi đã được chứng nhận VietGAP có thể từng bước cải tiến phương pháp thực hành nuôi trồng thủy sản đạt được tiêu chuẩn ASC.
“Thông qua dự án này, ASC sẽ tiếp cận với những cơ sở nuôi không có khả năng đáp ứng các yêu cầu ASC, bao gồm những cơ sở nuôi SX nhỏ và hỗ trợ họ trong việc cải thiện từng bước thực hành nuôi”, ông Chris Ninnes, Giám đốc Điều hành của ASC nói.
Hiện ASC đã có 3.000 nhãn hiệu được lưu hành trên thị trường với trên 500.000 tấn sản phẩm của các loài thủy sản khác nhau. Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định về nuôi, chế biến và XK cá tra.
Theo đó, cơ sở nuôi phải được chứng nhận VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương vào cuối năm 2015. Dự án là một cơ hội để đẩy mạnh hình ảnh tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.
Phát triển chăn nuôi theo mô hình liên kết, hộ chăn nuôi được đầu tư con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và đặc biệt không lo về giá cả đầu ra.
Anh Nguyễn Văn Luyện (33 tuổi) ở thôn 20, xã Kim Phú (TP. Tuyên Quang) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn theo hướng an toàn
Anh Nguyễn Văn Luyện (thôn 20, xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn.
Ông Trần Xuân Lý là một trong nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu ở địa phương.