Dưa VietGAP Lên Vùng Bán Sơn Địa

Vụ đông năm nay, 125 hộ ND xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) lần đầu tiên áp dụng quy trình trồng dưa chuột bao tử theo tiêu chuẩn VietGAP. Các hộ hoàn toàn có thể yên tâm về đầu ra.
Dự án trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (T.Ư Hội NDVN) phối hợp với Hội ND tỉnh triển khai thực hiện. Các hộ tham gia được hỗ trợ 100% hạt giống và 50% tiền phần bón, tiền mua thuốc bảo vệ thực vật.
Dễ làm, không lo đầu ra
Đông Sơn là vùng đất bán sơn địa, đất đai khô cằn, giải bài toán về canh tác cây trồng, vật nuôi giúp bà con ND nơi đây thoát nghèo luôn là trăn trở với các cấp lãnh đạo địa phương.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Chủ tịch Hội ND thị xã Tam Điệp cho biết: Là cây trồng mới, lần đầu tiên bén rễ trên vùng đất bán sơn địa, trước khi đưa mô hình dưa bao tử theo chuẩn VietGAP về trồng, chúng tôi đã tiến hành chọn địa điểm, chọn hộ tham gia và tổ chức chuyển giao kỹ thuật cho bà con”.
Ông Phạm Công Thông ở thôn 8, xã Đông Sơn cho biết: “Thời gian đầu, khi đăng ký tham gia trồng dưa, tôi vẫn lo lắng. Nhưng sau khi được cán bộ Hội ND hướng dẫn cách trồng và chăm sóc, tôi đã tự tin làm được ngay. Vụ đông năm nay gia đình tôi trồng 4 sào dưa. Hiện, dưa đang ra quả rất nhiều và chuẩn bị cho thu hoạch lứa đầu, báo hiệu sẽ bội thu”.
Ông Dương Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu (đơn vị đối tác ký hợp đồng với Hội ND thị xã Tam Điệp thu mua dưa cho dự án) cho biết: “Công ty đã cho người xuống kiểm tra và hướng dẫn bà con cách thu hái theo đúng quy trình. Sau đó, chúng tôi sẽ bao tiêu và thu mua hết với giá cao hơn các công ty khác trên địa bàn, nên bà con hoàn toàn có thể yên tâm về đầu ra”.
Lợi nhuận gấp nhiều lần lúa
Ông Nguyễn Văn Việng - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho biết: Cùng với xã Đông Sơn, Dự án “Trồng dưa chuột bao tử theo tiêu chuẩn VietGAP” cũng đang được triển khai tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô. 45 hộ tham gia với tổng diện tích 3ha. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% hạt giống, 50% tiền phân bón, và tiền mua thuốc bảo vệ thực vật; được tập huấn kỹ thuật trồng - Anh Trang
Là hộ tiên phong đăng ký tham gia trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu, ông Phạm Công Tiếu ở thôn 8 đã tận dụng hết gần 5 sào đất nông nghiệp của gia đình làm dưa, ông Tiếu bảo: “Hiệu quả kinh tế chưa nói đến, nhưng bước đầu thấy dưa dễ trồng, lại sử dụng thuốc sinh học không gây hại cho sức khỏe người trồng và người tiêu dùng là phấn khởi lắm rồi”.
Bà Dương Thị Hiên – Chủ tịch Hội ND xã Đông Sơn cho hay: Hiện, cả 2 vùng đất được chọn trồng dưa bao tử xuất khẩu theo hướng VietGAP là vùng đồi cao đất đỏ và vùng trũng đất lúa, dưa đều đang sinh trưởng và phát triển tốt, cho thấy dưa chuột bao tử hoàn toàn có thể thích ứng được trên đất Đông Sơn và nhiều xã khác trên địa bàn thị xã Tam Điệp.
Bà Hiên cho biết thêm, với giá Công ty Á Châu đưa ra đối với dưa loại 1 quả dài từ 3-6cm là 6.300 đồng/kg, và dưa loại 2 từ 6-10cm là trên 4.000 đồng/kg thu mua tận ruộng, bà con ND hoàn toàn yên tâm có lãi từ 5-6 triệu đồng/sào, gấp nhiều lần so với cấy lúa.
“Dưa chuột bao tử VietGAP trồng thành công vụ đông năm nay, các năm sau, dưa chuột sẽ là cây thế mạnh và đưa ra nhân rộng trên toàn thị xã” - bà Nguyệt khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành Quyết định (số 2556/QĐ-UBND ngày 25/112014) về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Liêm ký.

Nếu như vào thời điểm này của năm trước, nhiều nông dân trồng sương sáo ở xã Hiệp Hưng (địa phương có diện tích trồng sương sáo nhiều nhất của huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang) rất phấn khởi vì giá sương sáo ở mức cao, thì năm nay, bà con nơi đây đang khóc ròng vì thị trường tiêu thụ sương sáo đang gặp bế tắc.

Trong đó, diện tích lúa gần 469.000 héc-ta, giảm trên 9.170 héc-ta và hoa màu các loại gieo trồng 46.715 héc-ta, tăng 2.294 héc-ta so cùng kỳ. Năng suất lúa bình quân đạt 76,7 tạ/héc-ta, tăng 3,7 tạ/héc-ta; sản lượng đạt 1,86 triệu tấn tăng hơn 84,7 ngàn tấn.

Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.

Cuối tháng 5-2014, dịch bệnh ở tôm trên địa bàn huyện Kim Sơn (Ninh Bình) diễn biến phức tạp, nhưng với sự tập trung cao của ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương, dịch bệnh đã được khống chế. Người nông dân đã yên tâm thả bù đợt mới, một số diện tích không bị dịch bệnh đang bắt đầu cho thu hoạch.