Cây Ca Cao Chịu Phận Bạc

Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển cây ca cao. Tuy nhiên, cây ca cao Việt Nam đang chịu cảnh “phận bạc”- đó là chưa được quan tâm đầu tư, sản xuất một cách thích đáng...
Cung không đủ cầu...
Chưa bao giờ cơ hội cho Việt Nam phát triển diện tích và sản lượng ca cao lại “sáng” như hiện nay. Bởi nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới liên tục tăng những năm gần đây, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, và giá ca cao thì luôn có xu hướng đi lên.
Ông Gricha Safarian-Tổng Giám đốc Công ty Puratos Grand - Place Việt Nam (chuyên sản xuất chocolate) đánh giá: Chất lượng ca cao Việt Nam tốt hơn nhiều nước trên thế giới do kỹ thuật canh tác của nông dân. Có thể nói Việt Nam có một lợi thế lớn về thổ nhưỡng, địa hình, chi phí đầu tư thấp để phát triển cây ca cao; lại đang được giới kinh doanh “để mắt” và còn ở ngay một thị trường tiêu thụ ca cao rất lớn là Trung Quốc...
Tuy nhiên, thực tế hiện nay sản lượng ca cao Việt Nam cung ứng cho thị trường lại đang quá thấp bởi người dân chưa mặn mà với loại cây này. Thậm chí, thời gian gần đây, nhiều thông tin rộ lên tình trạng nông dân khắp nơi đang ào ạt đốn bỏ cây ca cao trồng cây có múi. Nguyên nhân là do giá ca cao xuống thấp, trong khi đó giá trái cây có múi như bưởi da xanh, cam sành, chanh... lại ở mức cao.
Ông Lucas Van Maarschalkerweerd - Tổng Thư ký Hiệp hội Ca cao châu Á đã từng thốt lên rằng, Việt Nam có triển vọng phát triển ca cao nhưng tiếc thay lại chưa biết tận dụng. Theo ông, hiện cung - cầu ca cao trên thế giới tương đối ổn định ở mức 4 triệu tấn/năm kéo theo cơ hội không nhỏ cho cây ca cao Việt Nam tham gia vào thị trường ca cao thế giới. “Làm tốt kỹ thuật canh tác (nước, phân bón), năng suất ca cao Việt Nam hoàn toàn có thể đạt từ 1,5 tấn/ha trở lên và đem lại lợi nhuận tốt”- ông Maarschalkerweerd nhấn mạnh.
Cần vị trí xứng đáng
Các chuyên gia nông nghiệp cho biết, hiện nay chúng ta đã xây dựng được quy trình sản xuất trồng trọt - lên men - sơ chế ca cao đạt chuẩn theo tiêu chí nông sản tốt bền vững. Tuy vậy, trong quá trình sản xuất cũng bộc lộ một số điểm yếu như một số hộ trồng không đúng quy trình, cây giống kém chất lượng, trồng tràn lan không trong vùng quy hoạch, dịch bệnh phát sinh...
Cây ca cao Việt Nam lẽ ra phải có một vị trí xứng đáng vì đầu tư cho loại cây này không nhiều, thị trường tiêu thụ nội địa lại khá tốt, có tiềm năng hơn cả so với một số loại cây công nghiệp khác như cà phê. Nhu cầu sử dụng sản phẩm từ ca cao trong chế biến đồ ăn, thức uống cũng nhiều hơn so với cà phê.
Tính đến tháng 6.2012, số liệu không đầy đủ, diện tích ca cao cả nước trên 21.000ha, tập trung hơn 50% ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Theo GS Nguyễn Văn Uyển- nguyên Ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình cây ca cao quốc gia, giá ca cao luôn cao hơn giá cà phê. Nhu cầu ca cao trên thị trường thế giới tăng trung bình khoảng 2-3%/năm. Cây ca cao đem lại hiệu quả kinh tế cao, với mức giá luôn ổn định trên 1.000 USD/tấn trong vòng 10 năm nay.
Nhiều tổ chức quốc tế cũng đang có nguyện vọng trực tiếp đầu tư hỗ trợ giúp cho nông dân trồng ca cao, cử các chuyên gia chuyên về phòng trừ sâu bệnh đến Việt Nam huấn luyện kỹ thuật cho nông dân, phát triển thị trường thu mua ca cao, thành lập các tiêu chuẩn và phương pháp phân loại chất lượng ca cao... Vấn đề còn lại là Việt Nam có những bước đi như thế nào để tận dụng và phát triển cây ca cao xứng với tiềm năng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.