Trồng Rau Cần VietGAP Thu 600 Triệu Đồng/ha
Với diện tích trên 150ha, thu nhập bình quân lên đến 400 - 600 triệu đồng/ha/năm, rau cần đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân ở xã Hoàng Lương (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có của ăn của để, thành triệu phú.
Thu hàng trăm triệu mỗi năm
Về Hoàng Lương vào thời điểm này, trên cánh đồng đâu đâu cũng thấy bà con đang tấp nập thu hoạch rau cần. Anh Hoàng Văn Tú ở thôn Thanh Lâm vui vẻ nói: “Nhà tôi, trồng 8 sào cần, mỗi năm thu hoạch 4 lứa, trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, cũng bỏ túi không dưới 200 triệu đồng”.
Từng được xếp vào danh sách hộ nghèo nhất xã, nhưng nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cần mà giờ đây, gia đình ông Nguyễn Văn Cát ở thôn Đại Thắng đã thoát nghèo và vươn lên khá giả, thu nhập mỗi năm đạt tới hàng trăm triệu đồng. Ông Cát phấn khởi khoe: “Hiện, giá rau cần bán buôn đạt 2.000 đồng/kg, còn bán lẻ được 2.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí trung bình mỗi sào tôi thu về 20 triệu đồng/năm. Chọn cần làm cây thoát nghèo quả là bước đi đúng đắn”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Hoàng Lương cho biết: Hiện Hoàng Lương có trên 150ha đất trồng rau cần, phân bố đều ở 10 thôn của xã với 800 hộ tham gia.
Sản xuất rau cần VietGAP
Ông Quế cho biết, để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rau cần, từ năm 2011 đến nay, UBND xã đã trích ngân sách khoảng 100 triệu đồng/năm để mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho nông dân.
Hiện, công tác xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP của Hoàng Lương đã hoàn thành, chỉ chờ Cục BVTV về kiểm tra lại lần cuối vào tháng 11.
Bà Hoàng Thị Tiến - Phó phòng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa
Đặc biệt, tháng 5.2013, UBND huyện Hiệp Hòa đã ký quyết định thành lập Hội Sản xuất, tiêu thụ rau cần Hoàng Lương, do ông Nguyễn Văn Tỉnh - Trưởng thôn Thanh Lâm làm Chủ tịch Hội, đồng thời triển khai mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP với 128 hộ tham gia, chia thành 21 lô sản xuất tập trung với diện tích 10ha.
Ông Nguyễn Văn Tập – cán bộ khuyến nông xã cho hay: “Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ cây giống với mức 180.000 đồng/sào, gần 75.000 đồng/sào cho phân bón, thuốc BVTV; được cấp phát sổ theo dõi hàng ngày và đi tham quan các mô hình sản xuất rau an toàn trong và ngoài tỉnh… Hiện, mô hình trồng cần VietGAP đã cho thu hoạch 2 vụ, hiệu quả kinh tế rất cao” - ông Tập nói thêm.
Được biết, với việc đẩy mạnh sản xuất rau cần theo hướng hàng hóa, áp dụng quy trình VietGAP, thu nhập của người dân Hoàng Lương được cải thiện rõ rệt, hiện đã đạt bình quân trên 20 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 5%.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây mỗi lần nhắc đến Thanh Tiến, một thôn Công giáo toàn tòng nằm bên phía bắc bờ con sông Gianh, thuộc xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, người ta lại nghĩ ngay đến một vùng quê nghèo vốn sinh sống chủ yếu bằng các nghề khai thác vật liệu xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.
Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.
Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).