Thuận Vợ, Thuận Chồng... Làm Giàu Không Khó
Về ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ, tìm hiểu việc nuôi trăn của ông Võ Văn Diện (thường gọi là Ba Rí) mới thấm thía câu “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Kể lại hồi mới nuôi trăn, vợ ông Diện cho hay: “Hồi đó tôi sợ trăn lắm, lại gần thôi cũng không dám, nhưng thấy ổng làm một mình cực quá nên tôi mạnh dạn làm theo, giờ thì quen rồi, cũng quen được tính khí của chúng”. Vợ chồng họ cùng nhau nuôi trăn, chồng cho trăn lớn ăn, còn chăm lo trăn nhỏ là do vợ.
Trước khi nuôi trăn, gia đình ông Diện canh tác nhiều loại cây, con nhưng đều thất bại. Ông Diện cho biết: “Thấy nuôi và trồng cái gì cũng không đạt, nên tôi nghĩ là nên nuôi con gì nó lạ lạ, rồi lúc đó có phong trào nuôi trăn nên tôi theo luôn”.
Lúc đầu, gia đình tôi chỉ mua có một con trăn cái làm giống, sau đó mua thêm trăn con, nhưng vì lúc đó giá trăn bằng với giá chuột nên ông đành bán hết, chịu lỗ vốn. Quyết không từ bỏ với nghề lạ này, sau 4 năm học hỏi về kỹ năng chăm sóc và thị trường tiêu thụ sản phẩm của trăn, ông Diện bắt đầu lại sự nghiệp và đã thành công. Hiện mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 500 triệu đồng từ bán trăn thịt và trăn giống.
Ông Diện chia sẻ: “Nuôi trăn tuy dễ mà khó. Khó là ít sách báo nào hướng dẫn phòng bệnh, điều trị bệnh sổ mũi và ho của trăn, hễ gặp hai bệnh này nếu xử lý không tốt là hư cả đàn”.
Ngoài nuôi trăn, ông Diện còn có vườn sầu riêng mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhiều năm liền ông Diện đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư. Hiện, hai con trai lớn của ông Diện đều theo nghề bố nuôi trăn và cũng rất thành công.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trăn của ông Ba Rí, có thể liên lạc qua số điện thoại 0985444680.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, các đối tượng trên không có biểu hiện hội chứng cúm trên người. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đang được các địa phương ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện. Trong đó chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.
Năng động, chịu tìm tòi, học hỏi… Đặng Nhật Trường, 24 tuổi, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đột phá khi đưa giống gà Đông Tảo về nuôi ở vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên nông thôn cơ hội vươn lên.
Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.
Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.
Theo anh thì gà sao có sức đề kháng dịch bệnh rất cao nên ít bị hao hụt, ngoài ra rất háo ăn, mau lớn, gà con sau 20 ngày tuổi có thể chuyển từ thức ăn tấm cám sang thức ăn công nghiệp hoặc lúa, bắp. Riêng phần chuồng trại cũng đơn giản không cần kiên cố, chủ yếu làm bằng cây lá để gà có chỗ trú mưa, tránh nắng.