Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y
Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y tại xã Cao Thượng, Tân Yên (Bắc Giang) đã trang bị cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Lớp học này do Hội ND xã Cao Thượng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang tổ chức. Bà Nguyễn Thị Thuyết- Chủ tịch Hội ND xã Cao Thượng cho biết: “Hiện, xã Cao Thượng có 1.600 con lợn, 23.000 con gà, 2.500 con vịt. Tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Trong Hạ và Ngoài Hạ.
Xã Cao Thượng có 1.657 hộ thì có 700 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn xã có 13 thôn nhưng mới có 7 thôn thú y viên có bằng cấp. Với số lượng và trình độ như vậy họ không đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho đàn vật nuôi của bà con ND trong xã”.
Mở lớp tại xã
Để đáp ứng nhu cầu của ND, Hội ND xã đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh tổ chức dạy nghề chăn nuôi thú y cho ND. Theo đó, 35 học viên tham gia học nghề trong 2 tháng, mỗi tuần học 1 buổi. Học viên được học nghề miễn phí; được hỗ trợ tài liệu, đồ dùng học tập.
Tham gia lớp học, học viên được trang bị kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; công tác vệ sinh thú y; cách thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi...
Chủ động kiểm soát dịch bệnh
Chị Nguyễn Thị Dương, thôn Trong Hạ- học viên lớp chăn nuôi thú y cho biết: “ Gia đình tôi đã 7 năm nuôi lợn. Năm 2011 đàn lợn của gia đình tôi bị ốm, do chậm trễ trong khâu điều trị, dẫn đến lợn chết nên đã bị thiệt hại hơn 25 triệu đồng”. Sau lần đó, biết có lớp học về thú y, chị Dương đăng ký theo học ngay.
“Trong quá trình học, giáo viên kết hợp dạy lý thuyết với thực hành tại gia đình học viên nên chúng tôi tiếp thu kiến thức rất nhanh. Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị kịp thời. Nhờ vậy trọng lượng của đàn lợn tăng nhanh”- chị Dương phấn khởi cho biết.
"Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị”. Chị Nguyễn Thị Dương
Hiện, gia đình chị Dương có 24 con lợn thịt và 2 lợn nái. Với giá bán trên thị trường là 420.000 đồng/tạ lợn hơi, 2 năm xuất chuồng 5 lứa, mỗi năm chị thu được gần 100 triệu đồng.
Cũng có nhiều năm nuôi lợn như chị Dương, chị Đoàn Thị Thanh (thôn Trong Hạ) khoe: “Bây giờ tôi có thể tự làm “bác sĩ” chữa bệnh cho 25 con lợn, 300 con vịt và 100 con ngan của gia đình rất hiệu quả rồi”.
Theo Hội ND xã Cao Thương, sau khóa học, đa số các học viên đã nắm được các kỹ năng cơ bản về phòng chữa bệnh cho gia súc, góp phần phòng ngừa dịch bệnh, giúp nghề chăn nuôi của địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, thời gian qua tỉnh Bắc Kạn đã triển khai sâu rộng một số kĩ thuật canh tác lúa cải tiến. Để đông đảo người dân chấp nhận và thực hiện kỹ thuật này, công tác tuyên truyền cần được ngành chức năng làm tốt hơn nữa
Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.
Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.
KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.
Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh