Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thừa Thiên Huếhơn 1,2 Tỷ Đồng Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Năm 2015

Thừa Thiên Huếhơn 1,2 Tỷ Đồng Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Năm 2015
Ngày đăng: 13/09/2014

100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

Theo đó, các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 sẽ triển khai đồng bộ từ công tác tuyên truyền, giám sát cho đến xử lý ổ dịch. Phải thực hiện giám sát thường xuyên, tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc các bệnh nguy hiểm đều phải được phát hiện và báo cáo kịp thời để xử lý nhanh, gọn, không để lây lan trên diện rộng. Đặc biệt, giám sát chủ động đối với tôm chân trắng và tôm sú để phát hiện sự lưu hành của virus bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu thông qua thu mẫu giám sát và xét nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các trại giống.

Phương thức thực hiện là chọn 3 huyện nuôi tôm trọng điểm: Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, mỗi huyện 2 xã, mỗi xã 4 hộ, mỗi hộ thu 2 mẫu/tháng. Thời gian lấy mẫu từ tháng 2 đến tháng 5, lấy mẫu tại trại giống 5 ngày/lần, tại vùng nuôi 15 ngày/lần.

Khi xác định hồ nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay không để lây lan trên diện rộng. Có thể xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy. Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường.

Tổng kinh phí thực hiện 1.277 triệu đồng, trong đó kinh phí cấp tỉnh hỗ trợ trên 373 triệu đồng để tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, giám sát dịch bệnh, xét nghiệm bệnh tôm, điều tra, xử lý ổ dịch. Kinh phí cấp huyện, xã hỗ trợ 23,7 triệu đồng để tuyên truyền hội nghị đầu bờ, điều tra, xử lý ổ dịch ban đầu. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản 880 triệu đồng để chi trả hóa chất xử lý kênh mương, ao hồ.


Có thể bạn quan tâm

Gần 20 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Gần 20 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thực hiện Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản tại CCN Nội Hoàng (Bắc Giang), từ đầu năm đến nay, Công ty cổ phần Vietfeed đã đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

18/08/2015
Bà Rịa Vũng Tàu đủ khả năng cung cấp con giống thương phẩm cho chăn nuôi heo Bà Rịa Vũng Tàu đủ khả năng cung cấp con giống thương phẩm cho chăn nuôi heo

Toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có 348.870 con heo, giảm 9,2% so với cùng kỳ, trong đó có 45.210 con heo nái và 378 heo đực giống. Hiện chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, gia trại (dưới 200 con/hộ) có 8.412 cơ sở với 173.680 con, chiếm 49,7% so với tổng đàn. Chăn nuôi trang trại 149 cơ sở với 175.190 con, chiếm 50,3% so với tổng đàn.

18/08/2015
Giá heo hơi giảm dần Giá heo hơi giảm dần

Hiện Bình Phước đang cùng chung đà giảm của thị trường heo khu vực phía Nam. Nguyên nhân tác động kéo giá heo giảm chủ yếu do tổng đàn heo tăng và do các thông tin bất lợi của việc sử dụng chất cấm ở tỉnh Đồng Nai...

18/08/2015
Ông chủ của mô hình kinh tế trang trại tổng hợp Ông chủ của mô hình kinh tế trang trại tổng hợp

Cách đây 7 năm, nhiều người đã biết đến anh Hoàng Văn Điền ở xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình với cái tên gọi khác “Tỷ phú tuổi 30”.

18/08/2015
Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn

Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn (hàm lượng dinh dưỡng), chủng loại thức ăn (hỗn hợp dạng viên), nhiệt độ môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe và sinh lý của con vật, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi (nuôi nhốt, nuôi thả)...

18/08/2015