Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lời Giải Cho Bài Toán Vốn Đối Ứng Của Ngư Dân

Lời Giải Cho Bài Toán Vốn Đối Ứng Của Ngư Dân
Ngày đăng: 21/10/2013

Khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.

Nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm mạnh, đóng tàu công suất lớn để vươn khơi là cách giúp ngư dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Thế nhưng khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.

Hiện vướng mắc này được tháo gỡ phần nào khi mới đây nhiều ngân hàng đã quyết định hạ vốn đối ứng của ngư dân so với những quy định của ngành này giai đoạn trước đây.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có hơn 9.800 tàu cá với khoảng 32.000 lao động làm việc trên biển. Tuy nhiên, trong số này chỉ có hơn 1.000 tàu cá công suất lớn, hoạt động đánh bắt xa bờ, còn lại là đánh bắt ven bờ và vùng lộng làm cho nguồn lợi thủy sản ở khu vực này bị suy giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ngư dân.

Nhiều ngư dân cũng biết rằng đầu tư tàu thuyền công suất lớn, kết hợp với phương tiện đánh bắt hiện đại sẽ là hướng tháo gỡ khó khăn, thế nhưng mỗi chiếc thuyền công suất từ 100 CV trở lên, chi phí đầu tư đóng mới ban đầu là không dưới 1 tỷ đồng, vượt quá khả năng của ngư dân. Còn nếu vay ngân hàng thì ngư dân phải có vốn đối ứng từ 30-40% giá trị con tàu, tương đương với số tiền từ 300-400 triệu đồng thì nhiều hộ dân ở các làng biển không thể xoay sở.

Ông Nguyễn Văn Tho, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Đóng tàu công suất lớn vươn khơi ngư dân ở đây ai cũng muốn, nhưng kiếm đâu ra 400-500 triệu đầu tư ban đầu. Còn thế chấp nhà cửa, đất đai, sổ đỏ thì nhà ở tạm bợ đâu có được nhiều tiền”.

Đại diện của nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho rằng, nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có cho vay đóng tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ hiện nay không thiếu, thủ tục vay cũng dễ dàng. Song nhiều ngư dân chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng là do còn e ngại tài sản thế chấp và vốn đối ứng ban đầu lớn. Để từng bước tháo gỡ khó khăn này, tạo điều kiện cho ngư dân sống được với nghề biển, ngân hàng sẽ mạo hiểm hạ vốn đối ứng so với quy định.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Khánh Hòa cho hay: “Với những bà con hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản thì đây là nghề đặc thù nên hầu hết các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn thì họ cũng đã có những nguồn vốn tích lũy nhất định.

Về phía ngân hàng, đối với những hộ gia đình đã có kinh nghiệm, đã từng có quan hệ với ngân hàng khi thiếu vốn thì chúng tôi vẫn có thể hạ mức tự có để tham gia vay vốn đến mức là 20%. Tuy nhiên điều này cũng kích thích người vay sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ”.

Từ nhiều năm nay, Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển như: Quyết định 289 về hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ; Quyết định 48 về một số chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Từ những chương trình này đã có thêm hàng trăm tàu thuyền công suất lớn đủ sức bám biển dài ngày, chịu được sức gió cấp 6, cấp 7. Điều này cùng với việc ngân hàng hạ trần lãi suất, hạ vốn đối ứng ban đầu sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho ngư dân có thể đầu tư, cải hoán tàu thuyền công suất lớn vươn khơi đánh bắt tăng thu nhập cũng như khẳng định chủ quyền biển đảo.


Có thể bạn quan tâm

Đảm Bảo Tiêu Thụ Hết Mì Nguyên Liệu Trong Tỉnh Đảm Bảo Tiêu Thụ Hết Mì Nguyên Liệu Trong Tỉnh

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR - nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) vừa tiến hành nâng công suất lên gấp đôi và bước vào vụ sản xuất mới. Trong vụ này, BDSTAR có kế hoạch thu mua 120 ngàn tấn mì nguyên liệu để sản xuất 30.000 tấn tinh bột. Hiện công ty đang tăng cường thu mua mì nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh.

10/09/2014
Mùa Mưa Này, Nông Dân Trồng Cây Gì? Mạo Hiểm Trồng Tiêu Mùa Mưa Này, Nông Dân Trồng Cây Gì? Mạo Hiểm Trồng Tiêu

Bên cạnh cây ăn trái đang lên ngôi thì năm nay hồ tiêu tiếp tục được nông dân xuống giống đại trà. Hiện diện tích hồ tiêu tăng đáng kể ở các huyện, thị xã trong tỉnh Bình Phước.

10/09/2014
Thu Nhập Cao Từ Trồng Nấm Thu Nhập Cao Từ Trồng Nấm

Đó là ông Đỗ Đình Hòa, chủ cơ sở sản xuất meo nấm ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Hiện cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cung cấp thành phẩm nấm các loại. Từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng/năm.

10/09/2014
Gia Lai Vận Động Nông Dân Không Chặt Bỏ Cao Su Gia Lai Vận Động Nông Dân Không Chặt Bỏ Cao Su

Do giá mủ cao su trên thị trường giảm mạnh, trồng cao su không có lợi nhuận, thậm chí bị lỗ nên nhiều người ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã chặt bỏ cây cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền) chuyển sang trồng các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

10/09/2014
Xử Lý Triệt Để Ổ Dịch Sâu Róm Thông Xử Lý Triệt Để Ổ Dịch Sâu Róm Thông

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

10/09/2014