Thừa Thiên Huếhơn 1,2 Tỷ Đồng Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Năm 2015

100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.
Theo đó, các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 sẽ triển khai đồng bộ từ công tác tuyên truyền, giám sát cho đến xử lý ổ dịch. Phải thực hiện giám sát thường xuyên, tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc các bệnh nguy hiểm đều phải được phát hiện và báo cáo kịp thời để xử lý nhanh, gọn, không để lây lan trên diện rộng. Đặc biệt, giám sát chủ động đối với tôm chân trắng và tôm sú để phát hiện sự lưu hành của virus bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu thông qua thu mẫu giám sát và xét nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các trại giống.
Phương thức thực hiện là chọn 3 huyện nuôi tôm trọng điểm: Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, mỗi huyện 2 xã, mỗi xã 4 hộ, mỗi hộ thu 2 mẫu/tháng. Thời gian lấy mẫu từ tháng 2 đến tháng 5, lấy mẫu tại trại giống 5 ngày/lần, tại vùng nuôi 15 ngày/lần.
Khi xác định hồ nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay không để lây lan trên diện rộng. Có thể xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy. Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường.
Tổng kinh phí thực hiện 1.277 triệu đồng, trong đó kinh phí cấp tỉnh hỗ trợ trên 373 triệu đồng để tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, giám sát dịch bệnh, xét nghiệm bệnh tôm, điều tra, xử lý ổ dịch. Kinh phí cấp huyện, xã hỗ trợ 23,7 triệu đồng để tuyên truyền hội nghị đầu bờ, điều tra, xử lý ổ dịch ban đầu. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản 880 triệu đồng để chi trả hóa chất xử lý kênh mương, ao hồ.
Related news

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, vừa qua xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã phối hợp với Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Sở Khoa học - Công nghệ) triển khai mô hình trồng nấm, kết quả ban đầu rất khả quan.

Mía tím Kim Tân (Thạch Thành - Thanh Hóa) là giống mía quý, nổi tiếng từ lâu nhưng một thời gian dài bị “lãng quên” và hầu như không phát triển.

Ông Nguyễn Văn Trọng- Bí thư, kiêm Trưởng Ấp 9, xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long là người góp ý tưởng thành lập tổ dịch vụ này cho hay, lúc đầu chỉ làm thuê cho cánh đồng mẫu lớn nhưng dần dà nông dân yêu cầu, nên làm cho cả những ruộng ngoài mô hình.

Các nông dân trồng cà phê ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, giá cà phê đang tiếp tục xu hướng giảm. Giá mua tại vườn hiện chỉ còn 31 - 32 ngàn đồng/kg cà phê nhân, giảm khoảng 2 ngàn đồng so với đầu tháng 10-2013 và giảm 12 ngàn đồng so với thời điểm đầu năm.

Ngày 3/11, tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Chứng nhận vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho 1.000 ha chè hàng hóa của huyện Mường Khương.