Thu hơn 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi hỗn hợp
Mô hình chăn nuôi hỗn hợp của ông Nhàn cho hiệu quả kinh tế cao
Ông Nhàn cho biết, năm 2010, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng lai, ngan Pháp, gà, bồ câu Pháp và cá trê lai. Trang trại rộng hơn 1.000m2 có vị trí nuôi hợp lý. Trong đó, khu đất khoảng 500m2 nuôi hơn 50 con heo rừng lai, vì loại này rất cần đất rộng để đi lại.
Diện tích đất còn lại nuôi bồ câu Pháp, gà, ngan Pháp và cá trê lai. Phân thải ra từ các loại vật nuôi, ông thiết kế đường ống dẫn xuống ao cá (khoảng 50m2) làm thức ăn cho cá trê. Cách làm này vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa tiết kiệm thức ăn cho cá.
Theo ông Nhàn, mỗi loại vật nuôi cần tìm hiểu đặc tính, cách chăm sóc riêng. Đối với heo rừng lai, chuồng trại rất đơn giản nhưng phải nắm vững đặc điểm và tập tính của chúng để bố trí chuồng trại hợp lý. Nên chọn khu đất cao, thoát nước tốt, có nước sạch. Có thể nuôi nhốt hoặc thả rông, có rào che chắn xung quanh.
Gà, ngan Pháp và bồ câu Pháp, ba loại này nuôi giống nhau, thức ăn chủ yếu là cám, gạo, bắp... Cần chú ý dịch bệnh, nếu con vật nào bị bệnh nên tách đàn chữa trị. Chuồng trại phải thoáng mát, có mái che, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển.
Riêng cám cho bồ câu Pháp phải là cám gà đẻ, không nên cho ăn cám gà thịt. Bởi cám gà đẻ chỉ chứa đạm, cám gà thịt thì chứa nhiều chất béo, nếu con mẹ ăn thì sinh sản kém, mà chim con ăn thịt về sau sẽ có nhiều mỡ.
Cá trê giống được thả với mật độ 100 con/m2. Ao nuôi được xây bể xi măng kiên cố, bổ sung thêm ít đất và cây lục bình tạo không gian sống. Cứ 3 - 4 ngày thay nước một lần để chống ký sinh gây bệnh.
Hiện gia đình ông Nhàn có gần 70 con heo rừng lai, 100 con gà, 100 con ngan Pháp, 100 con bồ câu Pháp và rất nhiều cá trê lai. Anh Nguyễn Văn Bình, Trưởng ấp 4, xã Tiến Hưng, cho biết chuồng trại của ông Nhàn không gây ô nhiễm môi trường, là mô hình hay để bà con trong ấp đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.
“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).
Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.
Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.
Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.